Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

NGẪU HỨNG

HÀ NỘI MƯA

Mưa. Mưa. Mưa...
Hà Nội bỗng chốc thành Hà lội
Đường phố đâu rồi 
Chỉ thấy những nhánh sông
Ôm những dãy nhà ngâm nước...
Người , xe bì bõm dò đường
Mấy cô gái dép guốc cầm tay
Chân trần ngập nước
Áo dính thân tròn
Tóc chải mưa...
Những chiếc xe xặc nước, im hơi
Được dịp may bắt chủ đẩy đùn
Nhà ai đó bỗng thành trạm sửa
Vừa giúp cho người, thêm mây đồng tiêu.
Đâu đó lũ trẻ hò reo
Chiếc thuyền giấy leo teo
Lập lờ sông nước...
Từ cửa sổ tầng cao
Mấy cụ già nhìn xuống
Vẻ mặt trầm ngâm
Lo thất bát mùa màng
Thấp thoáng xa xa mấy bóng áo vàng
Tất tả trong mưa khơi thông dòng chảy...
Hà Nội mỗi ngày thêm đổi mới
Những tầng cao và những Hôtel
Chỉ thương mấy ngõ nghèo heo hút
Nắng khát nước dùng
Mưa lút nhà xiêu...
Ước chi đừng nắng sớm mưa chiều
Để sống mãi với trời thư Hà Nội...











Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

VU LAN NHỚ MẸ

Giờ này mẹ đang ở đâu
Trong lòng đất hay giữa bầu trời sao
Lúc con thấy mẹ ra ao
Khỏa chân làm nước duyềnh vào vườn trên
Mẹ đang ngồi chõng xâu kim
Vá quần con rách toạc trên sân trường
Ngày con nhập ngũ lên đường
Thương con dòng lệ mẹ vương áo sờn
Những ngày con ở Trường Sơn
Lo cho con, mẹ chập chờn giấc khuya...
Một đời gội nắng, gội mưa
Đói no mình mẹ sớm trưa thân gày.
Người ta còn mẹ, còn thày
Ngày Vu Lan ấm vòng tay mẹ hiền
Lòng con nay muốn đáp đền
Tình cha, nghĩa mẹ con tìm nơi nao?
Nhìn trời , trời ở trên cao
Ngắm hình bóng mẹ mà nào thấy đâu?
Về quê vườn trước, vườn sau
Cỏ cây còn đó nào đâu thấy Người !
Con đành thuận theo lẽ đời
Mua quần áo giấy cho người cõi âm
Thôi thì hiếu thảo trong tâm
Nào đâu cứ phải là mâm cỗ đầy
Công ơn cha mẹ cao dày
Suốt đời con đã một ngày trả đâu
Con xin ghi nhớ về sau
Dạy con cháu sống nặng sâu nghĩa đời !














Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG...Ghi chép của Lương Toán

    ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG...

                        Ghi chép của Lương Toán

      Lớp Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa VII do Hội Nhà văn tổ chức năm 2013 tại Bảo tàng Văn học Việt Nam, số học viên do Chi hội Nhà văn Công nhân cử đi là đông nhất tới 15 người, trong tổng số 87 người, chiếm gần một phần tư quân số của lớp học. Học viên của Chi hội nhà văn Công nhân , người cao tuổi nhất là anh Nguyễn Công Hội, anh Tú Ân đã 78 tuổi.Người trẻ nhất là em Đỗ Tiến Vinh, em Mai Hoa trên ba mươi tuổi. Trong ban chấp hành có anh Trung Hậu, Lương Toán , Tiến Đoàn.
     Qua hơn hai tuần học, học viên được bồi dưỡng về lý luận văn học, về tình hình văn học đương đại, về phương pháp và kinh nghiệm sáng tác. Mỗi giảng viên có phong cách và phương pháp riêng để dẫn dắt học viên đến những vấn đề cần truyền đạt và tiếp cận. Nhiều giảng viên là giáo sư, Tiến sĩ như các thày Hồng Vinh, Phong Lê,Trương Đăng Dung, Bùi Việt Thắng,Trần Đăng Suyền, Phương Lựu...Nhiều nhà văn, nhà thơ có nhiều tác phẩm nổi tiếng được bạn đọc đón nhận, mến mộ như nhà thơ Hữu Thỉnh, Anh Ngọc, Trần Đăng Khoa,Vương Trọng,Nguyễn Quang Thiều,Vũ Duy Thông,Nguyễn Đức Mậu...Nhà văn Nguyễn Khắc Trường,Lê Thành Nghị, Nguyễn Xuân Khánh, Đào Thắng, Đỗ Chu ...
      Các giảng viên đều có chung một định hướng cho học viên là nghề văn chương không thể dạy, hoặc học mà thành tài , thành danh được...mà các thày chỉ là người truyện đạt kiến thức, kinh nghiệm riêng các thày cảm nhận được, còn người học tự trang bị cho mình những điều mình cần và tự tìm cho mình một hướng đi, một phong cách riêng...Một cảm nhận chung của mọi học viên là các thày đều có vốn sông phong phú, kiến thức về xã hội rộng lớn, sắc sảo, nhạy cảm...Trong tất cả các buổi lên lớp, không thày nào phải dùng đến giáo án hoặc sách vở...tất cả cả các phần trích dẫn, dù dài hay ngắn...có khi là một trích đoạn truyện Kiều, trích đoạn những bài thơ của nhiều tác giả... rất dài mà các thày vẫn đọc trôi chảy, thuyết phục. Học viên trong lớp nhiều người là những nhà văn, nhà thơ có tác phẩm, đang là những cây bút chủ trốt ở các địa phương, đã có tác phẩm xuất bản, đặc biệt nhiều người đã lớn tuổi, có học viến đã sang tuổi 83, số đông trên , dưới sáu mươi tuổi, Mỗi ngày đều phải nghe thuyết trình hai buổi sáng, chiều...nhưng mọi học viên đều chăm chú , hào hứng theo dõi...Nhiều giảng viên để lại những ấn tượng đặc biệt sâu sắc như Nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ Anh Ngọc, nhà thơ Vương Trọng, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Vũ Duy Thông...các nhà văn Nguyễn Khắc Trường , Đào Thắng, Đỗ Chu...Mình đặc biệt ấn tưởng với nhà phê bình lý luận văn học Bùi Việt Thắng, Trương Đăng Dung...Những buổi thuyết trình của các thày vừa phong phú, vừa nhuần nhuyễn về phương pháp, phong cách...cuốn hút người nghe từ đầu đến cuối, các thày như kéo được người học theo những vấn đề mình giớ thiệu...
      Năm 1968 mình đã dự một lớp bồi dưỡng viết văn ngắn ngày do các nhà văn, nhà thơ có tên tuổi trong quân đội giảng như Nhà văn Hồ Phương, nhà thơ Thanh Tịnh, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, nhà phê bình Nhị Ca...các thày giảng cũng hay, song lúc ấy mình còn quá trẻ, vốn sống chưa nhiều nên tiếp thu hạn chế...Nay tiếp cận với những vấn đề văn học đương đại và đi vào bếp núc của văn chương, mình thấy thích thú và sáng ra nhiều điều. Các thế hệ nhà văn, nhà thơ, người làm văn chương thời nào cũng là những người đại biểu ưu tú nhất cho nền văn hóa của thời đó, thế hệ đó.Văn học là tấm gương soi rõ nhất thời đại. Văn học là tiếng nói trung thực nhất của nhân dân . Tác phẩm hay là tác phẩm truyền tải được ý chí và nguyện vọng chân chính nhất của cả một dân tộc.
     Chuyên ngành sáng tác của mình là Thơ. Lâu nay mình vẫn làm thơ, đã có mấy đầu sách xuất bản...Sau khi học xong nhìn lại, nhiều bài thơ của mình chưa phải là thơ, chỉ là những ghi chép, phản ánh tâm trạng của mình trước nhân tình thế thái, theo cảm xúc tự nhiên, theo ý chí con người... chưa qua một lăng kính thẩm thấu , sáng tạo, chắt lọc của thi ca. Phần nhiều  ngôn từ còn dễ dãi, thông dụng, chưa thật là thơ. Mây lần cầm bút viết thử bài thơ mới, nhưng cảm hứng , sáng tạo chưa đến:

Thơ ế đầy quán sách
Thơ bày khắp vỉa hè
Mình vẫn mải miết đi
Tìm một câu thơ mới ?

Phải chăng lòng trống trải
Ta tìm đến với thơ
Cùng thơ vào cõi mơ
Cùng thơ qua cõi mộng

Cánh buồm đời lồng lộng
Cần lắm...Ngọn gió thơ
Trên đôi cánh ước mơ
Nhờ hồn thơ bay bổng...

   Những ngày chúng ta đang sống, nhiều nhân tố mới, nhiều  gương sáng trên mọi mặt của cuộc sống đang khích lệ ta...Nhưng còn nhiều điều bất ổn...diễn ra làm ta phải đau lòng, suy ngẫm. Cái thật, cái giả, người nhân từ, thánh thiện, kẻ gian ác, tham lam...lẫn lộn bên ta, làm ta khó phân biệt. Những điều ta tưởng là thế mà không phải là thế, nhưng nó là cái gì đôi khi ta chưa nhận ra nó, chưa đọc được tên rõ ràng...Đôi khi cứ mờ mờ, nhàn nhạt. Giữa cái đúng, cái sai...Đâu là chuẩn mực đích thực của cuộc đời này...mỗi người quan niệm một khác...Quan niệm thế nào, họ sống thế ấy...Vì thế nên có câu nói cửa miệng của người đời : Văn hay chữ tốt, không bằng thằng dốt lắm tiền...? Hơn lúc nào hết, văn học phải góp phần chở đạo như cụ Đồ Chiểu đã dạy. Văn chương vẫn phải vì cuộc sống, không thể có thứ nghệ thuật , văn chương...thoát ly, hoặc đứng ngoài cuộc sống:

Thơ không chở được niềm đau
Tôi xin gánh cả nỗi sầu đổ đi...

Thơ mang tính cách hồn người
Có nước mắt, có nụ cười riêng ta...( Lương Toán)
    Lớp Bồi dưỡng viết văn Khóa VII đã kết thúc, các bạn viết của CLB Thơ Công nhân, chi hội nhà văn Công nhân lại về với tập san Sáng tác mới của mới của mình,  với những buổi sinh hoạt, giao lưu thơ hàng tháng...nhưng chắc chắn mỗi người đều có những dự định cho những đứa con tinh thần của mình sắp ra đời...qua kiến thức và những kinh nghiệm thu hoạch được trong thời gian học. Hy vọng và chúc mọi người thành công.


Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

LỄ BẾ GIẢNG LỚP BỒI DƯỠNG VIẾT VĂN NGUYỄN DU KHÓA VII

     Sáng ngày 5-8-2013, lớp Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa VII đã làm lễ bế giảng.Đến dự có Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc các hội Văn học Nghệ thuật Việt nam,Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam,Tiến sĩ Lê thị Bích Hồng,Vụ phó Vụ văn học Nghệ thuật Ban tuyên giáo Trung ương,nhiều giáo sư, Tiến sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình từng giảng dạy,truyền đạt kinh nghiệm sáng tác qua 18 chuyên đề cho lớp học cùng đến dự...  87 học viên tham gia lớp học có mặt . Cao tuổi nhất là bác Lê Tấn Trạch 83 tuổi ở Hà Nội. trẻ nhất là bạn Đỗ Mai  23 tuổi, mới tốt nghiệp trường Sân khấu Điện ảnh...
    Nhà văn Vũ Đảm, phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du gới thiệu Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Thưởng giám đốc Trung tâm phát biểu bế mạc lớp học. Nhà thơ Hữu Thỉnh phát biểu lời chào mừng, căn dặn học viên.Với lối nói dí dỏm,nhiều hình ảnh, tác phong gần gũi, thân tình...Nhà thơ Hữu thỉnh bao giờ cũng chiếm được cảm tình của mọi người.Thay mặt toàn lớp,lớp trưởng nhà văn Nguyễn Trung Thành phát biểu cảm tưởng, cảm ơn Trung tâm, cảm ơn Hội Nhà văn, cảm ơn các thày  đã tận tình truyền thụ kinh nghiệm, lý luận sáng tác...Nhà thơ Anh Ngọc phát biểu lời chào mừng...
    Nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thay mặt Hội nhà văn trao chứng chỉ lớp học cho mọi học viên.Khóa học kết thúc trong không khí ấm áp, lưu luyến của mọi người.
    Trong bữa tiệc liên hoan bế giảng, mọi người tiếp tục đọc thơ, chụp ảnh lưu niệm, đọc cho nhau nghe những vần thơ, những ý tưởng văn học mới nhất của mỗi người. Anh em còn hẹn nhau mỗi năm cố gắng gặp nhau một lần...ở đâu đó...Hy vọng điều đó sẽ thành hiện thực và có những bạn đứng ra khởi xướng.Hẹn gặp lại các bạn.





















Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

NGẪU HỨNG NGÀY XA CON CHÁU

Con dâu đưa Nghé về ngoại
Con trai đi làm nơi xa
Cuối tuần tạt về thăm Nghé
Còn một mình ông ở nhà.

Ông lôi ảnh bà ra ngắm
Bức này mình chụp ở đâu?
Bức kia  bà còn rất trẻ
Cái ngày mình mới cưới nhau.

Bà về cõi trời đã lâu
Mình tôi gánh gồng bọn trẻ...
Năm ngoái thêm thằng Bi, Bo
Năm nay nhà mình thêm Nghé

Nhìn các cháu vui, ông khỏe
Ông như chậm lại tuổi già
Mỗi khi chúng nó đi xa
Bài thơ ông thường viết dở...




Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

ẢNH MỚI Ở LỚP BỒI DƯỠNG VIẾT VĂN NGUYỄN DU KHÓA VII



Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ Thuật Việt nam , Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh Giảng bài cho lớp học





Nhà văn Lê Thành Nghị giảng bài cho lớp học

Nhà văn Lê Thành Nghị - Lương Toán Hai người lính Thông Tin



Nhà văn Lê Thành Nghị chụp ảnh cùng một số học viên


Nhà văn Đào Thắng giảng bài trong lớp






Nhà văn Đào Thắng cùng Lương Toán





Nhà thơ Trần Đăng Khoa giảng bài cho lớp học






Thêm chú thích
















Lương Toán-Bành Thanh Bần. Bạn lính Thông tin,bạn Thơ



Nhà văn Đỗ Chu giảng bài


Giáo sư Tiến sĩ Phùng Lựu giảng bài