Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

TẶNG NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ NUÔI CON MỘT MÌNH

CHUNG NIỀM YÊU THƯƠNG

Mới vào mạng, rồi gặp em
Mà thơ như đã chung niềm gửi trao
Con tim có chung nỗi đau
Cuộc đời chung một biển sầu cô đơn...
Anh day dứt nỗi thương con
Vì con tôi cũng tảo tần sớm khuya
Nỗi buồn em gửi trang thơ
Lệ tuôn đọng nước đêm mưa hiên nhà
Khi buồn tôi rủ hằng Nga
Bắt thơ uống rượu, bắt tơ cuốn tằm
Chúng mình chung bước phong trần
Không vay, mà vướng nợ nần khó qua
Chẳng dây mà trói buộc ta
Cắt đi chẳng nỡ, dứt ra chẳng đành
Đêm đêm tâm sự với mình
Một mình mình, với bóng mình xóng đôi
Muốn đi tìm lại cuộc đời
Đường tim khó để trao nơi bến bờ...
Thôi đành mượn tạm câu thơ
Mở lòng nhờ gió gửi đưa tặng người
Chữ yêu chưa nói thành lời
Mà như chung cả một trời nhớ thương...!


























Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

ĐÊM BIỂN THỊNH LONG

Tăng nhà thơ Đặng Tuấn Phong
Giám đốc nhà nghỉ Hương Cau

Cái nóng như đã dịu hơn
Dáng chiều như thể hoàng hôn xuống dần
Bờ cát gọi sóng lại gần
Ngoài khơi trăng đã dát vàng biển đêm
Trăng như từ biển nhô lên
Biển nhờ trăng mà trở nên dịu hiền
Biển đang giấu những con thuyền
Vào mênh mông của màn đêm mịt mùng
Biển xa, xa đến ngàn trùng
Biển gần trong hạt muối nồng môi em
Biển du dương khúc nhạc êm
Biển gầm thét qua những đêm bão bùng
Biển từng ôm ta vào lòng
Ta yêu biển mà vẫy vùng bao phen
Đêm nay bên biển, bên em
Trời Hương Cau...Bỗng trở nên diệu huyền
















Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

HỊCH TƯỚNG SĨ THỜI @


BÀI HỊCH NÀY ĐƯỢC CỘNG ĐỒNG BLOG TRUYỀN TỪ NGƯỜI NÀY QUA NGƯỜI KHÁC, MỖI NGƯỜI THÊM MỘT Ý THÀNH TÀI SẢN CHUNG . TRAI HANOI MANG VỀ ĐÂY MỌI NGƯỜI CÙNG ĐỌC ĐỂ CÙNG NHAU XÂY DỰNG LÀM CHO NƯỚC CƯỜNG, DÂN THỊNH. CẢM ƠN .
HỊCH TRÍ THỨC
Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời quan liêu bao cấp
Lớn lên gặp buổi kinh tế thị trường.
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Pháp dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.
Thật khác nào:
Đem cổ tích biến thành hiện thực

Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ …
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.

Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Vietnam Airlines, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “Zô zô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.
Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị chiêu hiền Khổng Minh:
"" "Tam cố thảo lư ",
Tào Tháo đãi Quan Công :"tam nhật tiểu tiệc, ngũ nhật đại tiệc "
Buổi hiện đại bên Nga,bên Đức ,bên Nhật... đều có chính sách chiêu hiền đãi sỹ.
Ta nào có kém gì ,tuy còn hạn chế.
Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng?
Tiến sỹ ư? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện “ U S D”
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh,mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên, cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút computer
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
Thử hỏi học hành như thế, bằng cấp như thế, thì làm sao hiểu được chuyện "na niếc "" na nô " ?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì nghiên nghiên, bút bút?
Cho nên
“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?

Biển bạc ở đâu, để Vinashin nổi nổi chìm chìm
Rừng vàng ở đâu, khi bôxít đen đen đỏ đỏ

Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
Chỉ e:
Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.
Hỡi ôi,
Rừng vàng,biển bạc mà nghìn năm vẫn chưa thoát nghèo
Tài giỏi thông minh, sao vẫn còn lạc hậu

Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ
Được thế thì:
Kiếm giải thưởng “Field” cũng chẳng khó gì
Đoạt Nô ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?
Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.
Vì:
Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây khi nước Việt hóa hổ, hóa rồng, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?


Cho nên mới thảo Hịch này
Xa gần nghiên cứu
Trên dưới đều theo!

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

TÂM SỰ VỚI MÌNH

DÒNG SÔNG THỜI GIAN

Bên dòng sông quê
Có một dòng sông vô hình, đang chảy
Theo suốt đời ta 
Trong mọi buồn vui
Niềm tin, khát vọng...
Dòng sông ấy nâng chúng ta lên
Đưa ta đến mọi bến bờ
Cũng chính dòng sông ấy
Nhấn chìm tất cả...
Làn sóng bạc bồng bềnh
Trên mái tóc cha ta
Tấm lưng còng của mẹ ta
Vết nhăn trên khuôn mặt đẹp
Một thời của em ta
Cả tình yêu của ta
Cùng trôi trên dòng sông ấy
Dòng sông thời gian...
Ơi dòng sông thời gian
Dòng chảy vĩnh hằng...









Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

ĐỀ THƠ CHO BỨC ẢNH

13/09/2012 04:26  |  86 lượt xem
    TU LÀM SAO ĐÂY?
Cùng  trên một tấm thảm ... Thiền
Đố ai biết được nỗi niềm ai đây?
Bên này mây mẩy, hây hây
Tấm thân rực lửa, tràn đầy hương yêu.
Bên kia tĩnh lặng, đăm chiêu
Áo nâu che những phiêu diêu cõi người.
Cùng trên một chiếc chiếu đời
Biết ai Bồ Tát, ai người hiểm sâu?
Cõi tu huyền bí, dài lâu
Một đời đi, đã chắc đâu tới gần...
Đường trần lồ lộ thanh xuân
Bao người thoát được ái ân,mời chào...
Tọa thiền, tu niệm làm sao
Cho tròn quả phúc, thanh tao kiếp người...?
          Lương Toán-Blog Trai Hanoi

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

VIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG TRONG NGÀY QUỐC TANG

LÒNG DÂN-THẾ NƯỚC

Con đi theo dòng người
Chảy từ các Phố phường Hà Nội
Về số nhà 30 Hoàng Diệu...
Dòng người từ các nơi đổ về
Dòng Kiên Giang Quảng Bình quê hương Bác...
Dòng người từ núi rừng Việt Bắc
Nơi Đội Việt nam Tuyên Truyền Gải Phóng Quân
Ngày nào Đại tướng khởi binh dựng nghiệp...
Theo dòng người chảy từ Mũi cà Mau
Cần thơ, các tỉnh Miệt vườn
Về Hội trường Thống nhất thành phố Hồ Chí Minh;
Những dòng người chảy về Nhà Tang lễ
Số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội
Trong ngày Quốc tang Đại tướng.
Dòng người lặng lẽ
Theo xe tang phủ Quốc kỳ
Đưa Đại tướng tạm biệt bà con Hà Nội
Tạm biệt Ba đình lịch sử
Ra sân bay Nội Bài
Về lại Quảng Bình yêu dấu
Ngày ấu thơ ,Người đã ra đi...
Dòng người lặng im
Triệu con tim chung nhịp
Triệu khóe mắt lệ rơi
Yêu thương, thành kính dâng Người...
Khi đất nước ngổn ngang bao sự kiện
Lòng người phân vân, nghi kỵ
Về giặc ngoài, thù trong
Về tham nhũng, nhiễu nhương
Về giặc lấn Biển Đông...
Đất nước sẽ ra sao 
Lòng dân còn hay mất...?
Cái chết của Tướng Giáp đã hóa thành bất tử
Như một điều lý gải...Giây phút thiêng liêng
Lại một lần nữa cố kết tình dân tộc
Thành trăm ngàn ngọn thác dâng trào
Như ngày cách mạng những năm nào
Từ cây đa Tân Trào
Dòng  người mang súng, gươm, cờ đỏ ào ào như thác đổ
Về Ba Đình nghe Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập
Những bước chân rầm rập
Lại tạo thành thế nước lòng dân...
Con xin Bác Hồ cùng Đại tướng hãy yên tâm
Thế nước, lòng dân vẫn vững...
Trước đây Bác dặn:
"Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn
Cũng phải giành cho được Tự do - Độc lập..."
Vâng theo ý Người
Lòng dân, thế nước 
Mãi mãi Trường tồn,vĩnh cửu
Cùng " Việt Nam - Giáp ... Giáp... Hồ Chí Minh ".



















Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY VỀ TƯỚNG GIÁP ( Thơ của ANH NGỌC )

Vị tướng già" - bài thơ lấy nguyên mẫu từ Tướng Giáp

"Một chân ông đã đặt vào lịch sử / Một chân còn vương vấn với mùa thu", hai câu kết bài thơ ra đời gần 20 năm trước của Anh Ngọc, nay được hàng triệu người tìm thấy sự đồng cảm trong những ngày tiễn đưa Đại tướng.
Những ngày thu 2013, như cách đây 44 năm khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, người dân Việt Nam lại rơi nước mắt trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trước nhà ông ở 30 Hoàng Diệu, Hà Nội những ngày qua, từng đoàn người lặng lẽ nối nhau viếng Tướng Giáp. Bao nhiêu thế hệ già, trẻ - những người còn lại sau hai cuộc chiến tranh, những người lớn lên trong thời bình - đã rơi nước mắt trước nỗi đau chung.
Trong những ngày này, những vần thơ trong bài “Vị tướng già” của nhà thơ Anh Ngọc được nhiều người tìm đọc lại. Họ đồng cảm bởi ở đó có hình ảnh giản dị của một vị tướng đã để lại những năm tháng trai trẻ - với những chiến công oanh liệt, vào sinh ra tử cùng vận mệnh đất nước - sau lưng. Cuối đời, giã từ trận mạc, trút bỏ công danh, ông là con người bình thường, trầm mặc đối diện với thời gian và nỗi cô đơn trước lẽ sinh tồn.
Những đối thủ của ông đã chết từ lâu
Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa
Ông ngồi giữa thời gian vây bủa
Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình.
Những câu thơ đầu tiên hiện lên hình ảnh một con người ngồi lặng im giữa thế kỷ đang trôi về phía trước. Đồng đội, bạn bè, cả những người không cùng chiến tuyến thuộc thế hệ ông như những cột mốc cây số lùi lại sau lưng. Trong cách hình dung của nhà thơ, bóng thời gian đổ xuống, khiến hình ảnh trầm lặng của vị tướng già hiện lên rõ nét hơn.
Nhà thơ Anh Ngọc (áo trắng) - trong buổi gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1994. Ảnh tư liệu.
Cũng vào mùa thu, tháng 9/1994, bài thơ “Vị tướng già” ra đời. Nhà thơ Anh Ngọc cho biết, tháng 4/1994, nhà văn Lê Lựu và nhà thơ Trần Đăng Khoa đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp để viết bài chuẩn bị cho số kỷ niêm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Vì cần người chụp hình, Lê Lựu đã gọi cho Anh Ngọc nhờ tìm gấp một phóng viên ảnh. Khi đó, nhà thơ Anh Ngọc đã gọi cho phóng viên ảnh Lê Nhật của báo Quân Đội Nhân Dân và chở Lê Nhật bằng xe máy tới nhà Tướng Giáp. “Tôi đèo Lê Nhật tới nhà Đại tướng, khi tới nơi tôi đứng ngoài cổng. Chỉ một, hai phút sau, Lê Nhật hộc tốc chạy ra nói, Đại tướng mời tôi vào”.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ, xúc động hoàn toàn nằm ngoài tưởng tượng của nhà thơ Anh Ngọc. Suốt buổi hôm đó, trong khi những người còn lại phải làm việc thì Anh Ngọc chỉ ngồi quan sát vị tướng tài ba. Hình ảnh Tướng Giáp trong buổi trò chuyện đã trở thành cảm hứng để ông viết “Vị tướng già”.
Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh
Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy
Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy
Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù.
Nhà thơ Anh Ngọc cho biết, nguyên mẫu của ông là Tướng Giáp nhưng vị tướng trong bài thơ không hoàn toàn là một Tướng Giáp cụ thể bằng xương bằng thịt ngoài đời, mà là một vị tướng của nghệ thuật. Bài thơ được viết năm 1994. Khi ấy Tướng Giáp mới hơn 80 tuổi. Theo tác giả, Tướng Giáp mà ông gặp khi đó không chống gậy. Xây dựng hình ảnh “chậm rãi lần theo dấu gậy” là một sự đối lập hóa hai chân dung của một con người - một tướng lĩnh xông pha trận mạc thời trẻ và một con người bình thường trong cuộc sống ở cuối chân dốc cuộc đời.
Trong góc vườn mùa thu
Cây lá cũng như ông lặng lẽ
Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ
Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây.
Không còn ồn ào, náo nhiệt, không còn âm vang của những cuộc chiến thần tốc, bách chiến bách thắng, người ngồi đó lặng lẽ như cây lá, hiền hòa như trẻ thơ. Một sự bình thản toát lên trong bóng dáng của người từng chỉ huy cả dân tộc chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Nhà văn Anh Ngọc kể, trong con mắt của ông từ thuở bé, Đại tướng luôn là một con người vĩ đại, được nhân dân cả nước phục và kính trọng. Vậy mà, trong buổi gặp, hiện ra trước mắt nhà thơ không phải một con người trịnh trọng, đường bệ, xa cách mà hiền lành, gần gũi... Anh Ngọc đặc biệt ấn tượng ánh mắt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. “Đại tướng có ánh mắt của một nhà thơ” - Anh Ngọc nói - "Nhà phê bình Viên Mai đời Thanh của Trung Quốc từng nói, con người có tâm hồn cao quý là đã có phẩm chất của một nhà thơ, một nghệ sĩ". Theo nhà thơ, ánh mắt Đại tướng toát lên điều đó.
Ông ra đi
Và...
Ông đã về đây
Đời là cuộc hành trình khép kín
Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến
Là một trời nhớ nhớ với quên quên.
Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên
Cõi nhân thế mây bay và gió thổi
Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi
Đi về miền cát bụi phía trời xa.
Cuối đời, như di nguyện cuối cùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình. “Ai cũng muốn về nhà bố mẹ, ngồi dưới hiên nhà, ăn bát cơm của bố mẹ. Là con người thì ở đâu rồi cũng phải hướng về quê hương”, Anh Ngọc dường như đã nhìn thấy tâm nguyện giản dị và đời thường đó của vị tướng già khi đặt bút viết những câu thơ trên. Giờ đây, ứng chiếu với "cuộc trở về cuối cùng" của Tướng Giáp, dường như Anh Ngọc đã đúng. "Đời là cuộc hành trình khép kín". Ra đi rồi cũng trở về, trong vòng tay yêu thương của đất mẹ.
Anh Ngọc lý giải, trong khi nhiều người muốn anh hùng hóa một con người, nhà thơ muốn đời thường hóa một vị anh hùng. Trên hết, ông là vị tướng với cái tâm, cái tài khiến mọi người cảm phục và kính trọng, nhưng ông cũng là một con người, có đủ vui, buồn, hỷ, nộ, ái, ố.
Trần Đăng Khoa (trái) và Lê Lựu (phải) trong cuộc trò chuyện với Tướng Giáp.
Ru giấc mơ của vị tướng già
Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở
Một chân ông đã đặt vào lịch sử
Một chân còn vương vấn với mùa thu.
Những câu thơ của Anh Ngọc góp phần tạc một tượng đài vị tướng già vào lịch sử thi ca Việt Nam.
Trong bài viết mới nhất, nhà thơ Anh Ngọc so sánh Đại tướng - nguyên mẫu trong bài thơ của ông - với Phật hoàng Trần Nhân Tông - người ba lần đánh bại quân Nguyên rồi lên núi đi tu. Theo Anh Ngọc, minh triết phương Đông giúp Đại tướng trở thành một con người vô cùng giản dị, đi đến tận cùng của lẽ đạo và đời.
Vị tướng già
Những đối thủ của ông đã chết từ lâu
Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa
Ông ngồi giữa thời gian vây bủa
Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình.

Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh
Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy
Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy
Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù.

Trong góc vườn mùa thu
Cây lá cũng như ông lặng lẽ
Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ
Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây.

Ông ra đi
Và...
Ông đã về đây
Đời là cuộc hành trình khép kín
Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến
Là một trời nhớ nhớ với quên quên.
Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên
Cõi nhân thế mây bay và gió thổi
Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi
Đi về miền cát bụi phía trời xa.

Ru giấc mơ của vị tướng già
Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở
Một chân ông đã đặt vào lịch sử
Một chân còn vương vấn với mùa thu.
(Anh Ngọc)
Hoàng Anh

Bình luận (1)  

Viết bình luận
  • blackrose Ông ra đi

    Và...

    Ông đã về đây

    Đời là cuộc hành trình khép kín

    Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến

    Là một trời nhớ nhớ với quên quên.

    Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên

    Cõi nhân thế mây bay và gió thổi

    Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi

    Đi về miền cát bụi phía trời xa.

    Rất cảm động, thanks
    13:45 11-10-13
  • Còn lại 5,000 ký tự

TIỂU THUYẾT

Xem thêm

    CẢO THƠM

    Xem thêm

      THƠ


      "Một chân ông đã đặt vào lịch sử / Một chân còn vương vấn với mùa thu", hai câu kết bài thơ ra đời gần 20 năm trước của Anh Ngọc, nay được hàng triệu người tìm thấy sự đồng cảm trong những ngày tiễn đưa Đại tướng.

      Những ngày thu 2013, như cách đây 44 năm khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, người dân Việt Nam lại rơi nước mắt trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trước nhà ông ở 30 Hoàng Diệu, Hà Nội những ngày qua, từng đoàn người lặng lẽ nối nhau viếng Tướng Giáp. Bao nhiêu thế hệ già, trẻ - những người còn lại sau hai cuộc chiến tranh, những người lớn lên trong thời bình - đã rơi nước mắt trước nỗi đau chung.

      Trong những ngày này, những vần thơ trong bài “Vị tướng già” của nhà thơ Anh Ngọc được nhiều người tìm đọc lại. Họ đồng cảm bởi ở đó có hình ảnh giản dị của một vị tướng đã để lại những năm tháng trai trẻ - với những chiến công oanh liệt, vào sinh ra tử cùng vận mệnh đất nước - sau lưng. Cuối đời, giã từ trận mạc, trút bỏ công danh, ông là con người bình thường, trầm mặc đối diện với thời gian và nỗi cô đơn trước lẽ sinh tồn.

      Những đối thủ của ông đã chết từ lâu

      Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa

      Ông ngồi giữa thời gian vây bủa

      Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình.

      Những câu thơ đầu tiên hiện lên hình ảnh một con người ngồi lặng im giữa thế kỷ đang trôi về phía trước. Đồng đội, bạn bè, cả những người không cùng chiến tuyến thuộc thế hệ ông như những cột mốc cây số lùi lại sau lưng. Trong cách hình dung của nhà thơ, bóng thời gian đổ xuống, khiến hình ảnh trầm lặng của vị tướng già hiện lên rõ nét hơn.



      Nhà thơ Anh Ngọc (áo trắng) - trong buổi gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1994. Ảnh tư liệu.

      Cũng vào mùa thu, tháng 9/1994, bài thơ “Vị tướng già” ra đời. Nhà thơ Anh Ngọc cho biết, tháng 4/1994, nhà văn Lê Lựu và nhà thơ Trần Đăng Khoa đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp để viết bài chuẩn bị cho số kỷ niêm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Vì cần người chụp hình, Lê Lựu đã gọi cho Anh Ngọc nhờ tìm gấp một phóng viên ảnh. Khi đó, nhà thơ Anh Ngọc đã gọi cho phóng viên ảnh Lê Nhật của báo Quân Đội Nhân Dân và chở Lê Nhật bằng xe máy tới nhà Tướng Giáp. “Tôi đèo Lê Nhật tới nhà Đại tướng, khi tới nơi tôi đứng ngoài cổng. Chỉ một, hai phút sau, Lê Nhật hộc tốc chạy ra nói, Đại tướng mời tôi vào”.

      Cuộc gặp gỡ bất ngờ, xúc động hoàn toàn nằm ngoài tưởng tượng của nhà thơ Anh Ngọc. Suốt buổi hôm đó, trong khi những người còn lại phải làm việc thì Anh Ngọc chỉ ngồi quan sát vị tướng tài ba. Hình ảnh Tướng Giáp trong buổi trò chuyện đã trở thành cảm hứng để ông viết “Vị tướng già”.

      Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh

      Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy

      Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy

      Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù.

      Nhà thơ Anh Ngọc cho biết, nguyên mẫu của ông là Tướng Giáp nhưng vị tướng trong bài thơ không hoàn toàn là một Tướng Giáp cụ thể bằng xương bằng thịt ngoài đời, mà là một vị tướng của nghệ thuật. Bài thơ được viết năm 1994. Khi ấy Tướng Giáp mới hơn 80 tuổi. Theo tác giả, Tướng Giáp mà ông gặp khi đó không chống gậy. Xây dựng hình ảnh “chậm rãi lần theo dấu gậy” là một sự đối lập hóa hai chân dung của một con người - một tướng lĩnh xông pha trận mạc thời trẻ và một con người bình thường trong cuộc sống ở cuối chân dốc cuộc đời.

      Trong góc vườn mùa thu

      Cây lá cũng như ông lặng lẽ

      Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ

      Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây.

      Không còn ồn ào, náo nhiệt, không còn âm vang của những cuộc chiến thần tốc, bách chiến bách thắng, người ngồi đó lặng lẽ như cây lá, hiền hòa như trẻ thơ. Một sự bình thản toát lên trong bóng dáng của người từng chỉ huy cả dân tộc chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

      Nhà văn Anh Ngọc kể, trong con mắt của ông từ thuở bé, Đại tướng luôn là một con người vĩ đại, được nhân dân cả nước phục và kính trọng. Vậy mà, trong buổi gặp, hiện ra trước mắt nhà thơ không phải một con người trịnh trọng, đường bệ, xa cách mà hiền lành, gần gũi... Anh Ngọc đặc biệt ấn tượng ánh mắt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. “Đại tướng có ánh mắt của một nhà thơ” - Anh Ngọc nói - "Nhà phê bình Viên Mai đời Thanh của Trung Quốc từng nói, con người có tâm hồn cao quý là đã có phẩm chất của một nhà thơ, một nghệ sĩ". Theo nhà thơ, ánh mắt Đại tướng toát lên điều đó.

      Ông ra đi

      Và...

      Ông đã về đây

      Đời là cuộc hành trình khép kín

      Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến

      Là một trời nhớ nhớ với quên quên.

      Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên

      Cõi nhân thế mây bay và gió thổi

      Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi

      Đi về miền cát bụi phía trời xa.

      Cuối đời, như di nguyện cuối cùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình. “Ai cũng muốn về nhà bố mẹ, ngồi dưới hiên nhà, ăn bát cơm của bố mẹ. Là con người thì ở đâu rồi cũng phải hướng về quê hương”, Anh Ngọc dường như đã nhìn thấy tâm nguyện giản dị và đời thường đó của vị tướng già khi đặt bút viết những câu thơ trên. Giờ đây, ứng chiếu với "cuộc trở về cuối cùng" của Tướng Giáp, dường như Anh Ngọc đã đúng. "Đời là cuộc hành trình khép kín". Ra đi rồi cũng trở về, trong vòng tay yêu thương của đất mẹ.

      Anh Ngọc lý giải, trong khi nhiều người muốn anh hùng hóa một con người, nhà thơ muốn đời thường hóa một vị anh hùng. Trên hết, ông là vị tướng với cái tâm, cái tài khiến mọi người cảm phục và kính trọng, nhưng ông cũng là một con người, có đủ vui, buồn, hỷ, nộ, ái, ố.



      Trần Đăng Khoa (trái) và Lê Lựu (phải) trong cuộc trò chuyện với Tướng Giáp.

      Ru giấc mơ của vị tướng già

      Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở

      Một chân ông đã đặt vào lịch sử

      Một chân còn vương vấn với mùa thu.

      Những câu thơ của Anh Ngọc góp phần tạc một tượng đài vị tướng già vào lịch sử thi ca Việt Nam.

      Trong bài viết mới nhất, nhà thơ Anh Ngọc so sánh Đại tướng - nguyên mẫu trong bài thơ của ông - với Phật hoàng Trần Nhân Tông - người ba lần đánh bại quân Nguyên rồi lên núi đi tu. Theo Anh Ngọc, minh triết phương Đông giúp Đại tướng trở thành một con người vô cùng giản dị, đi đến tận cùng của lẽ đạo và đời.

      Vị tướng già

      Những đối thủ của ông đã chết từ lâu

      Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa

      Ông ngồi giữa thời gian vây bủa

      Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình.

       Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh

      Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy

      Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy

      Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù.

      Trong góc vườn mùa thu

      Cây lá cũng như ông lặng lẽ

      Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ

      Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây.

       Ông ra đi

      Và...

      Ông đã về đây

      Đời là cuộc hành trình khép kín

      Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến

      Là một trời nhớ nhớ với quên quên.

      Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên

      Cõi nhân thế mây bay và gió thổi

      Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi

      Đi về miền cát bụi phía trời xa.
      Ru giấc mơ của vị tướng già
      Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở

      Một chân ông đã đặt vào lịch sử

      Một chân còn vương vấn với mùa thu.

      (Anh Ngọc)

      Hoàng Anh

       BÀN TRÒN VĂN NGHỆ

      "Điệp viên hoàn hảo X6" thu hút giới trẻ

      Sách hay về Tướng Giáp

      Cảm nhận về "Tiểu thuyết Đàn bà"

      Nữ văn sĩ Alice Munro đoạt Nobel văn chương 2013
      1 / 3
      SÁNG TÁC

      Miền lặng

      Miền gió núi

      Mốc

      Phục tang
      1 / 3
      Chủ đề:  Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bàn tròn văn nghệ, "Vị tướng già"
      Bình luận (1)  Viết bình luận
      blackrose Ông ra đi

      Và...

      Ông đã về đây

      Đời là cuộc hành trình khép kín

      Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến

      Là một trời nhớ nhớ với quên quên.

      Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên

      Cõi nhân thế mây bay và gió thổi

      Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi

      Đi về miền cát bụi phía trời xa.