CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Chuyện 1
NHIỆM VỤ ĐẶC BIỆT.
Ngày ấy tôi đang làm chính trị viên đại đội , của một tiểu đoàn đào tạo sĩ quan của Trường sĩ quan Thông tin, đóng quân ở thôn Đoan Bái, xã Đoàn Kết huyện Hiệp Hòa tỉnh Hà Bắc cũ, nay là tỉnh Bắc Giang . Môt hôm,tôi được chính trị viên tiểu đoàn báo lên Phòng chính trị Nhà trường nhận nhiệm vụ. Tôi hồi hộp, có chút phân vân. Tôi nghĩ chắc đợt này được điều vào chiến trường. Nghĩ như vậy tôi rất mừng, vì sau khi tốt nghiệp lớp Đào tạo giáo viên ký thuật cơ sở của Nhà trường, tôi đã chuẩn bị tinh thần cho gia đình là học xong sẽ vào chiến trường, bởi lúc ấy đang chuẩn bị chiến dịch đánh Quảng Trị. Nhưng rất buồn, học xong tôi phải ở lại làm giáo viên Khoa Vô tuyến điện, thày giáo Nguyễn Từ đã thông báo chính thức cho tôi. Song Chính ủy Nguyễn Hằng và Hiệu trưởng Hoàng Tài Long ra quyết định điều tôi về làm Trợ lý Đảng ủy Nhà trường, trước mắt xuống cơ sở quản lý học viên sĩ quan một thời gian, thâm nhập thực tế cơ sở để hiểu thêm về Nhà trường.Ngày ấy tôi đã lỡ một dịp vào chiến trường, nay nghĩ sắp được đi,tôi vui lắm.Vào chiến trường, ngoài nhiệm vụ chiến đấu, còn máu mê viết văn, làm thơ từ hồi trước nên tôi càng háo hức.
Người giao nhiệm vụ cho tôi hôm đó là Thượng tá Lương Hữu Dụ, Phó Chính ủy Nhà trường. Trong phòng chỉ có tôi và ông. Ông nói: Tôi đã chuẩn bị giấy giới thiệu và các thứ cần thiết cho đồng chí. Đồng chí lên gặp Giám đốc bệnh viện, đề nghị các đồng chí ấy giúp đỡ. Xong việc đưa đồng chí nữ quân nhân này về phòng khách, nhà trường giải quyết tiếp. Nhà trường sẽ cho một nữ y tá đi cùng giúp đồng chí những việc cụ thể. Nhà trường yêu cầu tuyệt đối giữ kín, không để ai biết. Dưới đơn vị của đồng chí, chỉ đồng chí Chính trị viên tiểu đoàn biết việc này....
Tôi mở giấy giới thiệu ra đọc:...................( Tôi không viết hết ra đây...sợ dài, lãng phí thời gian của bạn đọc) ...Lúc ấy vừa buồn cười, vừa tức. Tại sao Nhà trường gần ngàn cán bộ, giáo viên, mấy chục nữ y sỹ, y tá mà bắt mình trực tiếp đến liên hệ với bệnh viện làm việc này. Nhiệm vụ đặc biệt đó là: Giới thiệu Thượng úy Lương Mạnh Hải liên hệ với ban Giám độc bệnh viện Bắc Ninh giúp nạo thai cho hạ sĩ Lê thị Gái do đang thực hiện nhiệm vụ không thể nuôi con được...
À ra...Nhiệm vụ đặc biệt là thê!. Ngày ấy trong Quân đội, mới tuyển chiến sĩ nữ được mấy năm. Từ năm 1965, 1966 Thời kỳ ở Quân khu Tả Ngạn, Quân Khu Đông Bắc, tôi đã chỉ huy một đại đội 160 chiến sĩ, trong đó có 65 chiến sĩ gái, tuổi đời từ 17 đến 21 mà chưa xảy ra sự cố như tình huống tôi vừa nêu trên. Nay về trường phải giải quyết một việc mà chưa bao giờ mình nghĩ tới. Cùng đi với tôi lúc ấy có Trung sĩ ý tá Mai thị Chính, y tá trong ban Quân ý của tiểu đoàn. Khi biết nhiệm vụ, Chính nói với tôi: anh em mình phải cái vạ vịt rồi. Em không sao, anh là sĩ quan, là đàn ông, em cũng thấy ngại cho anh.Trong Quân đội ngày ấy đơn vị nào để xảy ra việc này là tối kỵ. mất hết thành tích thi đua. mất Chi bọ 4 tốt, đơn vị vững mạnh hay Quyết thắng...mất tuốt...Nên Nhà trường muốn giữ kín việc này, không để trên Bộ, hoặc các cục, các phòng chức năng biết.
Ngày ấy phương tiện đi lại chủ yếu là bằng xe đạp. Từ Bắc Giang về Hà Nội họp, trừ thủ trưởng Nhà trường, hoặc những đợt tập huấn đông người mới có xe ô tô, còn cán bộ, sĩ quan đi lại chủ yếu đạp xe đạp. Thời ấy anh nào có xe Phượng Hoàng, xe Thống nhất là khá rồi. Riêng tôi được phân phối chiếc xe Phượng Hoàng khá là oách. Tôi cùng y tá Chính và Hạ sĩ Lê Thị Gái đi xe đạp từ xã Đoàn Kết ,Hiệp Hòa qua bến Đò Chờ đạp xe ven đê sông Cầu về bệnh viện Bắc Ninh.Lúc đầu y tá Chính đeò hạ sĩ Gái, sau đường ghập ghềnh, Gái sang ngồi xe tôi...Gái năm ấy mới 19 tuổi, da trắng hồng, đang là tuổi đẹp và xuân sắc nhất của người con gái...cân nặng, Gái xấp xỉ như tôi. Lúc ấy tôi năng gần năm mươi cân ... Sau khi gặp đồng chí nữ Phó Giám đốc, chúng tôi được đồng chí dẫn đến Khoa sản bệnh viện Bắc Ninh. Nhiều chị em đến khám bệnh, chờ đẻ, người nhà đi cùng rất đông.. Bệnh viện thời ấy còn nền nếp, trật tự và ngăn nắp hơn bây gờ nhiều. không có tình trạng một giường hai ba bệnh nhân như bây giờ.Trong chiến tranh hình như con người ít ốm đau ,bệnh tật thì phải...
Thấy chúng tôi đưa một cô gái trẻ vào khoa sản, mọi người nhìn có vẻ soi mói. Gái úp cái nón ngang bụng, vẻ mặt buồn, bẽn lẽn như người có lỗi...Tôi để y tá Chính đưa Gái vào phòng hút thai, tôi ngồi chờ ở hàng ghế phòng ngoài. Nhiều bà, nhiều chị nhìn tôi có vẻ ngờ vưc, như chính tôi là tác giả của cái sinh linh bé nhỏ trong bụng Gái. Có mấy chị còn trẻ, có vẻ đáo để, cố nói to lên như để cho tôi nghe: Trông thủ trưởng trẻ, đẹp trai và nhiều sao thế kia...lính nào, em nào mà chẳng chết...! Nghe câu nói lúc ấy của các cô tôi rất bình thản, không thấy xấu hổ, mà chỉ thấy buồn cười, vì lối nói chanh chua của mấy chị, mấy cô....
Khoảng nửa giờ sau, tôi thấy Chính đưa Gái chầm chậm bước ra, em có vẻ mệt mỏi. Tôi nói với Chính và Gái, mình ra cổng bệnh viện ăn trưa và nghỉ một lát rồi hãy về. Tôi chỉ nói với các em về những chuyện của quê hương Quan họ, của sự giỏi giang,thông minh của con gái Kinh Bắc, trong đó có Nguyên Phi Ỷ Lan, hai lần nhiếp chính thay vua đi đánh giặc. Về chiến tích của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt...khúc sông mà chúng tối đi qua. Tôi động viên để em đỡ suy nghĩ, mặc cảm.Đúng là thời ấy như thế là rất nghêm trọng, nào là đạo đức, quan điểm lập trường...Mấy năm trời quản lý các chiến sĩ nữ, tôi chỉ tâm niệm một điều: các gia đình người ta gửi con em cho Quân đội, mình là người phụ trách, phải có trách nhiệm như cha mẹ, như anh chị, để các em vừa hoàn thành được nhiệm vụ, giữ thể diện cho gia đình, cho địa phương.... Lúc ấy trong đơn vị cán bộ phụ trách đều là những sĩ quan trẻ, tài năng , nhiều anh điển trai, là ước mơ của các cô snh viên Sư phạm, sinh viên Y khoa, của các cô thôn nữ. Về sau này, mỗi lần sinh hoạt hội truyền thống đơn vị, gặp lại mấy cô chiến sĩ của đơn vị cũ. các em hỏi tôi: sao bây giờ anh vui tính và dề gần thế...?. Ngày xưa anh nghiêm khắc, chúng em sợ anh lắm, không dám nói chuyện với thủ trưởng...Tôi cười, ngày ấy không thế thì anh cũng chết và các em đâu còn vui vẻ như hôm nay...Anh nghĩ bây giờ cho anh phụ trách lại các em hồi đó anh không dám chắc có giữ được như ngày ấy không?...Mấy cố lính xúm vào đấm tôi thùm thụp....Giá lúc ấy anh như bây giờ...làm sao chúng em có đứa nhỡ nhàng...!
Một tuần sau đó Hạ sĩ Lê Thị Gái được chuyển ngành ra Sở Thương nghiệp Hà Bắc. Chyện về em đi phá thai không ai hay biết. Tác giả của cái sinh linh bé nhỏ ấy trong bụng em, cũng không ai biết rõ...sau này có tin đồn là của một sĩ quan có vị trí trong tiểu đoàn, tôi cũng linh cảm ra điều đó ngay từ đầu.. Trên giao việc cho mình giữ bí mật tuyệt đối, nên tôi chưa hề thổ lộ với ai. Nhưng sự việc đó ít nhất trong trường đã có mấy người biết. Không biết ai nói ra...,mà dần dà mấy chục năm sau nhiều người biết, và hiểu rõ ngọn ngành sự việc.Khi gặp tôi anh chi em hỏi lại và vẫn nói đùa: Trông thủ trưởng đẹp trai, nhiều sao thế kia...mần chi các em chẳng chết...
Thực ra một thời mình ấu trĩ, ảnh hưởng cách mạng văn hóa của Trung Quốc từ sai lầm cải cách ruộng đất...đến xử dụng cán bộ cốt cán, thiên về thành phần giai cấp, giết chết những sáng tạo độc lập, tự do cá nhân. Yêu nhau, say mê nhau, trót ngủ với nhau có sao đâu. bắt họ cưới, họ có trách nhiệm với nhau là ổn. Nhưng xét cho cùng, thời ấy không nghiêm như thế, làm gì có người ra mặt trận...Suy cho cùng, nghĩ thế thôi chứ không nên phê phán. Đem cái thực tế lịch sử của giai đoạn này, áp đặt để phê phán giai đoạn khác, là không đúng, không thực tế, và không khách quan...Người của thế hệ nào cũng có cái thiệt thòi của thế hệ đó và cũng có cái may mắn của thế hệ đó.
Chuyện xảy ra đã hơn 40 năm, cũng là một kỷ niệm buồn vui trong đời quân ngũ. viết lại để mọi người có dịp tìm hiểu về một thời: Sáng đẹp như những tấm gương soi.
Hết chuyện1- ( còn nữa )
Chuyện 1
NHIỆM VỤ ĐẶC BIỆT.
Ngày ấy tôi đang làm chính trị viên đại đội , của một tiểu đoàn đào tạo sĩ quan của Trường sĩ quan Thông tin, đóng quân ở thôn Đoan Bái, xã Đoàn Kết huyện Hiệp Hòa tỉnh Hà Bắc cũ, nay là tỉnh Bắc Giang . Môt hôm,tôi được chính trị viên tiểu đoàn báo lên Phòng chính trị Nhà trường nhận nhiệm vụ. Tôi hồi hộp, có chút phân vân. Tôi nghĩ chắc đợt này được điều vào chiến trường. Nghĩ như vậy tôi rất mừng, vì sau khi tốt nghiệp lớp Đào tạo giáo viên ký thuật cơ sở của Nhà trường, tôi đã chuẩn bị tinh thần cho gia đình là học xong sẽ vào chiến trường, bởi lúc ấy đang chuẩn bị chiến dịch đánh Quảng Trị. Nhưng rất buồn, học xong tôi phải ở lại làm giáo viên Khoa Vô tuyến điện, thày giáo Nguyễn Từ đã thông báo chính thức cho tôi. Song Chính ủy Nguyễn Hằng và Hiệu trưởng Hoàng Tài Long ra quyết định điều tôi về làm Trợ lý Đảng ủy Nhà trường, trước mắt xuống cơ sở quản lý học viên sĩ quan một thời gian, thâm nhập thực tế cơ sở để hiểu thêm về Nhà trường.Ngày ấy tôi đã lỡ một dịp vào chiến trường, nay nghĩ sắp được đi,tôi vui lắm.Vào chiến trường, ngoài nhiệm vụ chiến đấu, còn máu mê viết văn, làm thơ từ hồi trước nên tôi càng háo hức.
Người giao nhiệm vụ cho tôi hôm đó là Thượng tá Lương Hữu Dụ, Phó Chính ủy Nhà trường. Trong phòng chỉ có tôi và ông. Ông nói: Tôi đã chuẩn bị giấy giới thiệu và các thứ cần thiết cho đồng chí. Đồng chí lên gặp Giám đốc bệnh viện, đề nghị các đồng chí ấy giúp đỡ. Xong việc đưa đồng chí nữ quân nhân này về phòng khách, nhà trường giải quyết tiếp. Nhà trường sẽ cho một nữ y tá đi cùng giúp đồng chí những việc cụ thể. Nhà trường yêu cầu tuyệt đối giữ kín, không để ai biết. Dưới đơn vị của đồng chí, chỉ đồng chí Chính trị viên tiểu đoàn biết việc này....
Tôi mở giấy giới thiệu ra đọc:...................( Tôi không viết hết ra đây...sợ dài, lãng phí thời gian của bạn đọc) ...Lúc ấy vừa buồn cười, vừa tức. Tại sao Nhà trường gần ngàn cán bộ, giáo viên, mấy chục nữ y sỹ, y tá mà bắt mình trực tiếp đến liên hệ với bệnh viện làm việc này. Nhiệm vụ đặc biệt đó là: Giới thiệu Thượng úy Lương Mạnh Hải liên hệ với ban Giám độc bệnh viện Bắc Ninh giúp nạo thai cho hạ sĩ Lê thị Gái do đang thực hiện nhiệm vụ không thể nuôi con được...
À ra...Nhiệm vụ đặc biệt là thê!. Ngày ấy trong Quân đội, mới tuyển chiến sĩ nữ được mấy năm. Từ năm 1965, 1966 Thời kỳ ở Quân khu Tả Ngạn, Quân Khu Đông Bắc, tôi đã chỉ huy một đại đội 160 chiến sĩ, trong đó có 65 chiến sĩ gái, tuổi đời từ 17 đến 21 mà chưa xảy ra sự cố như tình huống tôi vừa nêu trên. Nay về trường phải giải quyết một việc mà chưa bao giờ mình nghĩ tới. Cùng đi với tôi lúc ấy có Trung sĩ ý tá Mai thị Chính, y tá trong ban Quân ý của tiểu đoàn. Khi biết nhiệm vụ, Chính nói với tôi: anh em mình phải cái vạ vịt rồi. Em không sao, anh là sĩ quan, là đàn ông, em cũng thấy ngại cho anh.Trong Quân đội ngày ấy đơn vị nào để xảy ra việc này là tối kỵ. mất hết thành tích thi đua. mất Chi bọ 4 tốt, đơn vị vững mạnh hay Quyết thắng...mất tuốt...Nên Nhà trường muốn giữ kín việc này, không để trên Bộ, hoặc các cục, các phòng chức năng biết.
Ngày ấy phương tiện đi lại chủ yếu là bằng xe đạp. Từ Bắc Giang về Hà Nội họp, trừ thủ trưởng Nhà trường, hoặc những đợt tập huấn đông người mới có xe ô tô, còn cán bộ, sĩ quan đi lại chủ yếu đạp xe đạp. Thời ấy anh nào có xe Phượng Hoàng, xe Thống nhất là khá rồi. Riêng tôi được phân phối chiếc xe Phượng Hoàng khá là oách. Tôi cùng y tá Chính và Hạ sĩ Lê Thị Gái đi xe đạp từ xã Đoàn Kết ,Hiệp Hòa qua bến Đò Chờ đạp xe ven đê sông Cầu về bệnh viện Bắc Ninh.Lúc đầu y tá Chính đeò hạ sĩ Gái, sau đường ghập ghềnh, Gái sang ngồi xe tôi...Gái năm ấy mới 19 tuổi, da trắng hồng, đang là tuổi đẹp và xuân sắc nhất của người con gái...cân nặng, Gái xấp xỉ như tôi. Lúc ấy tôi năng gần năm mươi cân ... Sau khi gặp đồng chí nữ Phó Giám đốc, chúng tôi được đồng chí dẫn đến Khoa sản bệnh viện Bắc Ninh. Nhiều chị em đến khám bệnh, chờ đẻ, người nhà đi cùng rất đông.. Bệnh viện thời ấy còn nền nếp, trật tự và ngăn nắp hơn bây gờ nhiều. không có tình trạng một giường hai ba bệnh nhân như bây giờ.Trong chiến tranh hình như con người ít ốm đau ,bệnh tật thì phải...
Thấy chúng tôi đưa một cô gái trẻ vào khoa sản, mọi người nhìn có vẻ soi mói. Gái úp cái nón ngang bụng, vẻ mặt buồn, bẽn lẽn như người có lỗi...Tôi để y tá Chính đưa Gái vào phòng hút thai, tôi ngồi chờ ở hàng ghế phòng ngoài. Nhiều bà, nhiều chị nhìn tôi có vẻ ngờ vưc, như chính tôi là tác giả của cái sinh linh bé nhỏ trong bụng Gái. Có mấy chị còn trẻ, có vẻ đáo để, cố nói to lên như để cho tôi nghe: Trông thủ trưởng trẻ, đẹp trai và nhiều sao thế kia...lính nào, em nào mà chẳng chết...! Nghe câu nói lúc ấy của các cô tôi rất bình thản, không thấy xấu hổ, mà chỉ thấy buồn cười, vì lối nói chanh chua của mấy chị, mấy cô....
Khoảng nửa giờ sau, tôi thấy Chính đưa Gái chầm chậm bước ra, em có vẻ mệt mỏi. Tôi nói với Chính và Gái, mình ra cổng bệnh viện ăn trưa và nghỉ một lát rồi hãy về. Tôi chỉ nói với các em về những chuyện của quê hương Quan họ, của sự giỏi giang,thông minh của con gái Kinh Bắc, trong đó có Nguyên Phi Ỷ Lan, hai lần nhiếp chính thay vua đi đánh giặc. Về chiến tích của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt...khúc sông mà chúng tối đi qua. Tôi động viên để em đỡ suy nghĩ, mặc cảm.Đúng là thời ấy như thế là rất nghêm trọng, nào là đạo đức, quan điểm lập trường...Mấy năm trời quản lý các chiến sĩ nữ, tôi chỉ tâm niệm một điều: các gia đình người ta gửi con em cho Quân đội, mình là người phụ trách, phải có trách nhiệm như cha mẹ, như anh chị, để các em vừa hoàn thành được nhiệm vụ, giữ thể diện cho gia đình, cho địa phương.... Lúc ấy trong đơn vị cán bộ phụ trách đều là những sĩ quan trẻ, tài năng , nhiều anh điển trai, là ước mơ của các cô snh viên Sư phạm, sinh viên Y khoa, của các cô thôn nữ. Về sau này, mỗi lần sinh hoạt hội truyền thống đơn vị, gặp lại mấy cô chiến sĩ của đơn vị cũ. các em hỏi tôi: sao bây giờ anh vui tính và dề gần thế...?. Ngày xưa anh nghiêm khắc, chúng em sợ anh lắm, không dám nói chuyện với thủ trưởng...Tôi cười, ngày ấy không thế thì anh cũng chết và các em đâu còn vui vẻ như hôm nay...Anh nghĩ bây giờ cho anh phụ trách lại các em hồi đó anh không dám chắc có giữ được như ngày ấy không?...Mấy cố lính xúm vào đấm tôi thùm thụp....Giá lúc ấy anh như bây giờ...làm sao chúng em có đứa nhỡ nhàng...!
Một tuần sau đó Hạ sĩ Lê Thị Gái được chuyển ngành ra Sở Thương nghiệp Hà Bắc. Chyện về em đi phá thai không ai hay biết. Tác giả của cái sinh linh bé nhỏ ấy trong bụng em, cũng không ai biết rõ...sau này có tin đồn là của một sĩ quan có vị trí trong tiểu đoàn, tôi cũng linh cảm ra điều đó ngay từ đầu.. Trên giao việc cho mình giữ bí mật tuyệt đối, nên tôi chưa hề thổ lộ với ai. Nhưng sự việc đó ít nhất trong trường đã có mấy người biết. Không biết ai nói ra...,mà dần dà mấy chục năm sau nhiều người biết, và hiểu rõ ngọn ngành sự việc.Khi gặp tôi anh chi em hỏi lại và vẫn nói đùa: Trông thủ trưởng đẹp trai, nhiều sao thế kia...mần chi các em chẳng chết...
Thực ra một thời mình ấu trĩ, ảnh hưởng cách mạng văn hóa của Trung Quốc từ sai lầm cải cách ruộng đất...đến xử dụng cán bộ cốt cán, thiên về thành phần giai cấp, giết chết những sáng tạo độc lập, tự do cá nhân. Yêu nhau, say mê nhau, trót ngủ với nhau có sao đâu. bắt họ cưới, họ có trách nhiệm với nhau là ổn. Nhưng xét cho cùng, thời ấy không nghiêm như thế, làm gì có người ra mặt trận...Suy cho cùng, nghĩ thế thôi chứ không nên phê phán. Đem cái thực tế lịch sử của giai đoạn này, áp đặt để phê phán giai đoạn khác, là không đúng, không thực tế, và không khách quan...Người của thế hệ nào cũng có cái thiệt thòi của thế hệ đó và cũng có cái may mắn của thế hệ đó.
Chuyện xảy ra đã hơn 40 năm, cũng là một kỷ niệm buồn vui trong đời quân ngũ. viết lại để mọi người có dịp tìm hiểu về một thời: Sáng đẹp như những tấm gương soi.
Hết chuyện1- ( còn nữa )
Trích truyên ký MỘT ĐỜI NHÌN LẠI - Lương Toán