Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG...Ghi chép của Lương Toán

    ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG...

                        Ghi chép của Lương Toán

      Lớp Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa VII do Hội Nhà văn tổ chức năm 2013 tại Bảo tàng Văn học Việt Nam, số học viên do Chi hội Nhà văn Công nhân cử đi là đông nhất tới 15 người, trong tổng số 87 người, chiếm gần một phần tư quân số của lớp học. Học viên của Chi hội nhà văn Công nhân , người cao tuổi nhất là anh Nguyễn Công Hội, anh Tú Ân đã 78 tuổi.Người trẻ nhất là em Đỗ Tiến Vinh, em Mai Hoa trên ba mươi tuổi. Trong ban chấp hành có anh Trung Hậu, Lương Toán , Tiến Đoàn.
     Qua hơn hai tuần học, học viên được bồi dưỡng về lý luận văn học, về tình hình văn học đương đại, về phương pháp và kinh nghiệm sáng tác. Mỗi giảng viên có phong cách và phương pháp riêng để dẫn dắt học viên đến những vấn đề cần truyền đạt và tiếp cận. Nhiều giảng viên là giáo sư, Tiến sĩ như các thày Hồng Vinh, Phong Lê,Trương Đăng Dung, Bùi Việt Thắng,Trần Đăng Suyền, Phương Lựu...Nhiều nhà văn, nhà thơ có nhiều tác phẩm nổi tiếng được bạn đọc đón nhận, mến mộ như nhà thơ Hữu Thỉnh, Anh Ngọc, Trần Đăng Khoa,Vương Trọng,Nguyễn Quang Thiều,Vũ Duy Thông,Nguyễn Đức Mậu...Nhà văn Nguyễn Khắc Trường,Lê Thành Nghị, Nguyễn Xuân Khánh, Đào Thắng, Đỗ Chu ...
      Các giảng viên đều có chung một định hướng cho học viên là nghề văn chương không thể dạy, hoặc học mà thành tài , thành danh được...mà các thày chỉ là người truyện đạt kiến thức, kinh nghiệm riêng các thày cảm nhận được, còn người học tự trang bị cho mình những điều mình cần và tự tìm cho mình một hướng đi, một phong cách riêng...Một cảm nhận chung của mọi học viên là các thày đều có vốn sông phong phú, kiến thức về xã hội rộng lớn, sắc sảo, nhạy cảm...Trong tất cả các buổi lên lớp, không thày nào phải dùng đến giáo án hoặc sách vở...tất cả cả các phần trích dẫn, dù dài hay ngắn...có khi là một trích đoạn truyện Kiều, trích đoạn những bài thơ của nhiều tác giả... rất dài mà các thày vẫn đọc trôi chảy, thuyết phục. Học viên trong lớp nhiều người là những nhà văn, nhà thơ có tác phẩm, đang là những cây bút chủ trốt ở các địa phương, đã có tác phẩm xuất bản, đặc biệt nhiều người đã lớn tuổi, có học viến đã sang tuổi 83, số đông trên , dưới sáu mươi tuổi, Mỗi ngày đều phải nghe thuyết trình hai buổi sáng, chiều...nhưng mọi học viên đều chăm chú , hào hứng theo dõi...Nhiều giảng viên để lại những ấn tượng đặc biệt sâu sắc như Nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ Anh Ngọc, nhà thơ Vương Trọng, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Vũ Duy Thông...các nhà văn Nguyễn Khắc Trường , Đào Thắng, Đỗ Chu...Mình đặc biệt ấn tưởng với nhà phê bình lý luận văn học Bùi Việt Thắng, Trương Đăng Dung...Những buổi thuyết trình của các thày vừa phong phú, vừa nhuần nhuyễn về phương pháp, phong cách...cuốn hút người nghe từ đầu đến cuối, các thày như kéo được người học theo những vấn đề mình giớ thiệu...
      Năm 1968 mình đã dự một lớp bồi dưỡng viết văn ngắn ngày do các nhà văn, nhà thơ có tên tuổi trong quân đội giảng như Nhà văn Hồ Phương, nhà thơ Thanh Tịnh, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, nhà phê bình Nhị Ca...các thày giảng cũng hay, song lúc ấy mình còn quá trẻ, vốn sống chưa nhiều nên tiếp thu hạn chế...Nay tiếp cận với những vấn đề văn học đương đại và đi vào bếp núc của văn chương, mình thấy thích thú và sáng ra nhiều điều. Các thế hệ nhà văn, nhà thơ, người làm văn chương thời nào cũng là những người đại biểu ưu tú nhất cho nền văn hóa của thời đó, thế hệ đó.Văn học là tấm gương soi rõ nhất thời đại. Văn học là tiếng nói trung thực nhất của nhân dân . Tác phẩm hay là tác phẩm truyền tải được ý chí và nguyện vọng chân chính nhất của cả một dân tộc.
     Chuyên ngành sáng tác của mình là Thơ. Lâu nay mình vẫn làm thơ, đã có mấy đầu sách xuất bản...Sau khi học xong nhìn lại, nhiều bài thơ của mình chưa phải là thơ, chỉ là những ghi chép, phản ánh tâm trạng của mình trước nhân tình thế thái, theo cảm xúc tự nhiên, theo ý chí con người... chưa qua một lăng kính thẩm thấu , sáng tạo, chắt lọc của thi ca. Phần nhiều  ngôn từ còn dễ dãi, thông dụng, chưa thật là thơ. Mây lần cầm bút viết thử bài thơ mới, nhưng cảm hứng , sáng tạo chưa đến:

Thơ ế đầy quán sách
Thơ bày khắp vỉa hè
Mình vẫn mải miết đi
Tìm một câu thơ mới ?

Phải chăng lòng trống trải
Ta tìm đến với thơ
Cùng thơ vào cõi mơ
Cùng thơ qua cõi mộng

Cánh buồm đời lồng lộng
Cần lắm...Ngọn gió thơ
Trên đôi cánh ước mơ
Nhờ hồn thơ bay bổng...

   Những ngày chúng ta đang sống, nhiều nhân tố mới, nhiều  gương sáng trên mọi mặt của cuộc sống đang khích lệ ta...Nhưng còn nhiều điều bất ổn...diễn ra làm ta phải đau lòng, suy ngẫm. Cái thật, cái giả, người nhân từ, thánh thiện, kẻ gian ác, tham lam...lẫn lộn bên ta, làm ta khó phân biệt. Những điều ta tưởng là thế mà không phải là thế, nhưng nó là cái gì đôi khi ta chưa nhận ra nó, chưa đọc được tên rõ ràng...Đôi khi cứ mờ mờ, nhàn nhạt. Giữa cái đúng, cái sai...Đâu là chuẩn mực đích thực của cuộc đời này...mỗi người quan niệm một khác...Quan niệm thế nào, họ sống thế ấy...Vì thế nên có câu nói cửa miệng của người đời : Văn hay chữ tốt, không bằng thằng dốt lắm tiền...? Hơn lúc nào hết, văn học phải góp phần chở đạo như cụ Đồ Chiểu đã dạy. Văn chương vẫn phải vì cuộc sống, không thể có thứ nghệ thuật , văn chương...thoát ly, hoặc đứng ngoài cuộc sống:

Thơ không chở được niềm đau
Tôi xin gánh cả nỗi sầu đổ đi...

Thơ mang tính cách hồn người
Có nước mắt, có nụ cười riêng ta...( Lương Toán)
    Lớp Bồi dưỡng viết văn Khóa VII đã kết thúc, các bạn viết của CLB Thơ Công nhân, chi hội nhà văn Công nhân lại về với tập san Sáng tác mới của mới của mình,  với những buổi sinh hoạt, giao lưu thơ hàng tháng...nhưng chắc chắn mỗi người đều có những dự định cho những đứa con tinh thần của mình sắp ra đời...qua kiến thức và những kinh nghiệm thu hoạch được trong thời gian học. Hy vọng và chúc mọi người thành công.


2 nhận xét:

  1. Chào anh LT ! Sang thăm anh và xé Tem !
    Chúc anh tuần mới công việc hiễu quả nhé !

    Trả lờiXóa