Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

TẢN VĂN

NGƯỜI TỬ TẾ QUA MẮT TRẺ THƠ

Một chiều ông Hoàng cùng cu Tùng, cháu nội của ông dao chơi trong công viên, bất chợt cu Tùng hỏi ông:
- Ông ơi, thế nào là người tử tế hả ông?
- Người tử tế là những người nhân hậu luôn thương yêu con người, sẵn sàng giúp đỡ người khác...Ông Hoàng trả lời cu Tùng .
- Thế ông B hàng xóm nhà mình có phải là người tử tế không ông?
Bị cháu hỏi đột ngột, ông Hoàng do dự một lát , rồi nói với cháu:
- Ờ ...nhìn chung ông B cũng là người tử tế.
- Là người tử tế sao ông B hay đánh chửi bà B, ông còn hay vứt rác thải qua ngõ nhà mình?
Ông nội...ờ ờ...người ta có lúc sao nhãng một chút cháu ạ...!
Cháu nội hỏi tiếp:
- Thế bố mẹ cháu có phải là người tử tế không ông?
- Bố mẹ cháu là người tử tế. Bố mẹ cháu biết hiếu thảo với ông. Nuôi dạy chăm sóc , hết lòng thương yêu cháu. Ông nội vui vẻ nói với cháu mình.
- Cháu thấy mẹ cháu tử tế hơn bố cháu. Vì mẹ cháu dịu dàng, chiều chuộng cháu.Còn bố cháu thỉnh thoảng nhậu về say xỉn, còn đe đánh, có lúc nói bậy với cháu ông ạ. Theo cháu thì mẹ cháu tử tế hơn bố cháu.
Trước lời lẽ hồn nhiên, bộc trực của cu Tùng, ông Hoàng ngạc nhiên, có phần bối rối thực sự. Ông giải thích cho cháu nôi:
- Bố mẹ cháu đều là người tử tế. Có điều bố cháu là đàn ông , còn có thú vui bạn bè, đôi khi quá chén...chứ bố cháu cũng luôn yêu thương quan tâm cháu, như mẹ cháu. Có những điều mẹ cháu là phụ nữ không làm được, như khi đi công viên, bố cháu công kênh cháu lên vai, làm cho cháu cao hơn mọi người ...
- Ông nói thế cháu hiểu rồi. Bố cháu cũng tử tế như mẹ cháu.
- Ông nội ơi, cô giáo cháu có phải là người tử tế không ông? cu Tùng đột nhiên hỏi ông.
- Cô giáo cháu phải là người tử tế mới dạy bảo được các cháu chứ.Ông nội nói với cu Tùng.
- Người tử tế phải hết lòng, vô tư giúp dỡ người khác. Sao cô giáo cháu còn nhận tiền biếu của học trò. Bố mẹ bạn nào năng đến thăm cô, cô quan tâm nhiều hơn các bạn khác. Có bài kiểm tra, cháu cho thằng Thắng chép bài của cháu từ đầu đến cuối...thế mà cô giáo cho nó điểm 8, còn cô chỉ cho cháu 6 điểm.
- Cuộc sống thực, còn nhiều điều lớn lên cháu mới hiểu hết được...Còn đã là cô giáo, thày giáo phải là người tử tế mới dạy bảo được học trò. Cháu hãy tin lời ông.
- Làm người tử tế có khó không ông? Tùng hỏi lại ông.
- Câu hỏi của cháu hay đó. Để trở thành người tử tế, khó cũng không khó lắm đâu, Nhưng bảo dễ, thì không dễ đâu cháu ạ. Muốn làm người tử tế, trước hết phải biết thương yêu , nhường nhịn người khác. mà đã nhường nhịn người khác, mình chịu thiệt hơn người ta.. Cũng như bạn muốn chơi đồ chơi của cháu, mà cháu cũng đang thích chơi, cháu biết nhường cho bạn chơi, cháu phải thiệt thòi...như thế cháu đã ứng xử như người tử tế đã ứng xử...Nói thì dài lắm, sau lớn lên cháu sẽ hiểu...Nhưng từ xưa tới nay, người tử tế thường phải chịu thua thiệt, đôi khi cuộc sống sẽ vất vả hơn, nhưng lòng họ được thanh thản, góp phần làm cho đời sống xã hội thêm nhiều ý nghĩa, con người yêu thương, che chở con người nhiều hơn.Nhiều người, đã một thời là người tử tế, sau thấy xã hộ bon chen, tranh giành, họ muốn làm người tử tế...nhưng rồi phải từ bỏ, vì miếng cơm manh áo của gia đình con cháu mình...Thế mới biết làm người tử tế có dễ đâu cháu. Ông Hoàng nói với cháu mà như nói với chính mình, bao năm ông đã chọn cách sống làm người tử tế, nên đời ông thua thiệt nhiều thứ, nhưng ông là người giàu có về bạn bè, về tình người, con cháu luôn vui vẻ ấm áp bên ông.
- Theo cháu thì ông là người tử tế nhất trong những người tử tế. Vì ông thương yêu quan tâm cả bố mẹ cháu, quan tâm chúng cháu...mà ông chẳng bắt bố mẹ cháu làm cái gì riêng cho ông. Bạn bè của ông rất yêu quí ông ,hay đến nhà mình chơi và cho cháu quà...Tùng vô tư nói về ông nội.
- Người tử tế trên đời này nhiều lắm cháu ạ. Mai kia lớn lên đi nhiều, biết nhiều, cháu sẽ gặp được những người rất tử tế hơn ông nhiều. Ông Hoàng nói như để kết thúc câu chuyện của hai ông cháu.
- Mai kia lớn lên cháu sẽ làm người tử tế như ông bà, như bố mẹ cháu . Cu Tùng nói như hứa với ông.
- Ngay từ bây giờ cháu học hành chăm ngoan, nghe lời thày cô, nghe lời ông bà, bố mẹ, lễ phép với người bề trên, người cao tuổi, cháu đã là người tử tế theo độ tuổi của cháu rồi. Ông Hoàng xoa đầu cu Tùng...Cháu ngoan lắm...Bây giờ ông cháu mình đi ăn kem nhé.
Đi bên cháu trong một buổi chiều, trời đã nhạt nắng. Những luồng gió mát từ phía sông Hồng thoang thoảng đưa về, làm dịu đi cái oi nồng từ trưa hè còn rớt lại, lòng ông Hoảng thư thái, thanh thản lạ thường...

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

GIAO LƯU CÙNG NSND TRẦN VĂN THỦY

CÁC BLOGER GẶP NSND TRẦN VĂN THỦY TÁC GIẢ HAI BỘ PHIM TÀI LIỆU NỔI TIẾNG HÀ NỘI TRONG MẮT AI VẢ NGƯỜI TỬ TẾ.

Sáng 20 tháng 7 năm 2014, Tại Hà Nội, đông đảo các BLOGER ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận đã về gặp mặt và giao lưu với NSND Trần văn Thủy về hai bộ phim tài liệu nổi tiếng một thời: Hà Nội trong mắt ai và Người tử tế.
Sau khi Bloger Lưu Quốc Hòa làm các thủ tục, Giáo sư Nguyễn lân Dũng , người thày, người anh, người bạn của rất nhiều Bloger đã lên phát biểu chào mừng và nêu những vấn đề chính để mọi người có thể đặt câu hỏi để Nghệ sĩ Nhân dân, Đạo diễn Trần văn Thủy trả lời và nêu về quá trình làm hai phộ phim.Sau hơn 3 giờ nghệ sĩ vừa gải đáp, mạn đàm trao đổi, các Bloger phát biểu cảm nhận, đọc thơ về các chủ đề trên.Mọi người rất vui về sự có mặt của bà Nguyễn Hồng Thư phó gám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt nam cùng biên tập viên Thanh PHương.
Từ ngày ra mắt, đến nay đã hơn 30 năm, bây giờ xem lại. mọi người vẫn như thấy những vấn đề đặt ra còn đang hiện hữu ở đâu đó, cần có lời giải đáp. Người tử tế không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của chúng ta, ở điạ phương nào, ngành nào, lứa tuổi nào, lĩnh vực nào đều có. Chỉ có điều, người tử tế thường hay ẩn mình vào đâu đó, lặng lẽ làm việc ,lặng lẽ dâng hiến, lặng lẽ giúp đỡ người khác mà không khoa trương, không cần nổi danh, hay mưu cầu riêng một lợi lộc nào. Những người tử tế thường có số phận trắc trở và thiệt thòi trong cuộc sống., nhưng họ vẫn thanth thản chấp nhận và bằng lòng với mình.
Lương Hải rất may mắn được các bạn Lưu Quốc Hòa, Hà Phương, Nguyễn Quân , Quế Hằng cùng thông báo và đăng ký danh sách với ban tổ chức.Lương Hải được mời phát biểu và đọc thơ.Lương hải nói ngắn: Cảm ơn Giáo sư Nguyễn Lân Dũng và Bloger Lưu Quốc Hòa đã có sáng kến cho anh em bloger có dịp gặp và giao lưu cùng Nghệ sĩ Nhân dân, đạo diễn Trần văn Thủy. Anh Thủy đã nghĩ cùng những điều mọi người đang nghĩ, đang trăn trở. cảm ơn anh Thủy đã nói được những điều nhiều người muốn nói, nhưng chưa dám nói, hoặc chưa có điều kiện nói. Anh như một cánh chim báo bão, rất cần và rất quí cho cuộc đời này. Cũng như anh chúng tôi tin tưởng Dân tộc Việt là một dân tộc tử tế, sẽ sản sinh ra những đứa con tử tế nhiều hơn những đứa con hư hỏng. Tôi xin tặng mọi người bài thơ :

CẢM TÁC VỀ PHIM HÀ NỘI TRONG MẮT AI

Tặng NSND Trần Van Thủy

Hà Nội trong mắt ai
Bộ phim như một bài thơ
Nhiều hình ảnh, âm thanh
Một bức tranh có thơ, có họa.
Như tất cả những gì lòng ta muốn nói
Ngàn câu hỏi ,mà ta muốn lặng im...
Không giải đáp, nhưng mọi người đều hiểu.
Cho ta càng thêm yêu
Mỗi con đường, căn nhà ta đang sống
Cho ta thêm hy vọng, niềm tin
Về một Hà Nội trái tim Tổ Quốc
Về người Hà Nội thanh lịch, hào hao...!

Sau đây là một vài hình ảnh về cuộc gặp mặt





















 —

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

MỘT ĐỜI NHÌN LẠI

CHỊ TÔI

Truyện ký

Mẹ tôi thường kể cho chị em tôi, chúng tôi có 8 người anh chị em. Anh cả Lương văn Khiết, anh chết bỏng vì nồi canh cua, năm anh lên 9 tuổi. Ông họ tôi nói: thằng Khiết nó đẹp như Tây , mắt sáng, mặt mũi phương phi, màycũng đẹp nhưng thấm gì với nó.Em gái sau tôi là Lương Thị Thuyết cũng chết vì nhiễm trùng do bỏng, năm em 11 tuổi. Tôi còn nhớ hình ảnh em, lúc em bước vào đống trấu, phía dưới lửa đang đỏ rực, phía trên phủ tro mỏng lên mà em không biết. Em đinh với lên bắt một con nhện để nướng ăn, chữa bệnh đái dầm...Sau đó em bị nhiễm trùng máu rồi qua đời. Ngày ấy, nhà tôi có ai hiểu gì về thuốc đâu. Bố tôi qua đời, lúc ông còn trẻ, chưa đến 40 tuổi.mẹ góa bụa, bà không biết chữ. Còn một em trai, con mẹ tôi, một em gái con dì tôi, đều chết lúc các em vừa sinh ra...Ngày xưa cảnh hữu sinh,vô dưỡng là chuỵện xảy ra ở nhiều gia đình, nhiều địa phương. Nói thêm một chút, tại sao là con dì mà tính là anh em của tôi. Vì mẹ tôi và dì tôi đều lấy bố tôi...? Tôi không hiểu tại sao mà ông bà ngoại tôi lại gả cả hai người con gái cho bố tôi? Nói về vẻ đẹp,mẹ tôi đẹp hơn dì tôi , nói năng,giao tiếp của bà rất thuyết phục. Dì tôi trẻ hơn mẹ tôi 6 tuổi. Ông bà ngoại tôi có 4 người con, 2 trai, 2 gái. Mẹ tôi là lớn, sau đến cậu Biên, cậu Binh, rồi đến dì tôi. Tên dì là Tình. Mỗi người kém nhau 2 tuổi. năm bố tôi bị bệnh mất, mẹ tôi mới 30 tuổi, dì Tình lúc ấy mới 24 tuổi.Dì ở với mẹ tôi, vài năm sau, dì tái giá cùng ông Thốn bên xã Trung Hưng ,Chú dì sinh hạ được 3 người con gái. Tôi và và các chị tôi coi các em như nười ruột thịt trong gia đình.
Sau khi bố tôi qua đời, dì tôi tái giá, nhà tôi lúc ấy có mẹ tôi và 3 chị em tôi.Chị Lương Thị Thanh sinh năm 1934, chị Lương thị Thùy sinh năm 1937, tôi là em út, cậu ấm trong nhà như các chị tôi vẫn trêu .Tôi sinh năm 1940. Lúc ấy là thời loạn. các làng quê xen kẽ, có nơi Pháp chiếm đóng bốt, lập tề. Có nơi là vùng du kích, có chính quyền hai mang, vừa ủng hộ kháng chiến, vừa phải làm theo những điều mà chính quyền cai trị Pháp yêu cầu. Quê tôi là làng Tử Dương,xã Lý Thường Kiệt, chỉ cách bốt Lực điền 1 cây số, cách xã Quang Trung, xã Quảng Lãng huyện Ân Thi,là vùng du kích, vùng tự do hơn 1 cây số.
Quê tôi ở bên cánh đồng Tam Thiên mẫu, nghĩa là hơn 3 ngàn mẫu ruộng.. Mỗi trai đinh đến tuổi 18 được cấp 2 mẫu 1 sào , gọi là ruộng công điền. Nhà nào 4 con trai, được hơn 8 mẫu 4 sào ruộng...Nhà tôi chỉ có 2 gái ,một trai là tôi còn chíp hôi, nên hoàn toàn không có ruộng công điền, mà chỉ có 3 sào10 thước ruộng tư điền của ông bà tôi để lại, ở khu vực Ao cả. Mẹ tôi vẫn cấy lúa dự ỏ đây. Gạo dự thổi cơm ăn rất thơm ngon và dẻo.
Trong hoàn cảnh mẹ góa, con côi, mẹ tôi tần tảo, bươn chải, nuôi 3 chị em tôi lớn lên. Chị Thanh, chị cả trong nhà, được bố tôi chăm sóc, chiều chuộng và cho đi học đến lúc bố tôi mất, chị cũng phải nghỉ học. Chị cũng đọc thông, viết thạo, làm được 4 phép tính. Chị Thùy không được đi học, vì hồi nhỏ chị nói ngọng, lớn lên qua giao tiếp, chị nói chuyện đã trở lại bình thường. Sau được học bình dân học vụ, rồi tham gia công tác, chị làm Chủ nhiệm hợp tác xã, Đảng ủy viên xã.Chức vụ cuối của chị là Chủ tịch Hội phụ nữ xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ.
Hai chị gái của tôi đều đẹp người, đẹp nết, nên được trai làng đến dạm hỏi từ rất sớm. Chị Thanh được học hành, giao tiếp nhiều hơn, chị cũng là một người đẹp nổi tiếng trong làng, trong tổng hồi đó.Chị đã kết duyên cùng anh Đỗ Ngọc Khải, cháu ngoại cụ Chánh Triệu . Anh Khải rất đẹp trai, coi như là tiẻu trí thức ở trong làng thời đó.Sau anh chị đều bị bệnh, chữa chạy tốn kếm, kinh tế kiệt quệ. Khi chữa được cho anh đỡ bệnh thì chị lại ốm. Thời ấy thuốc men chữa những bệnh hiểm nghèo, đâu có được như bây giờ. Chị đã qua đời năm chị 32 tuổi.. Anh Đỗ Ngọc Khải lúc ấy mới 30 tuổi, kém chị tôi 2 tuổi.Anh thường nói với tôi, Anh sẽ nuôi các cháu trưởng thành, rồi anh mới lo việc của anh. Trước đây anh là dân thư sinh, có biết cày cuốc là gì đâu, sau anh chuyển sang nghề cắt tóc ,làm kế sinh nhai để nuôi con.Với hòm cắt tóc, anh đi hết thôn này, đến thôn khác trong xã, cắt tóc cho đủ mọi lứa tuổi, mọi hạng người.Anh có thế mạnh là anh kể chuyện Tam Quốc, Chinh Đông chinh Tây rất có duyên. Anh thuộc nhiều bài hát tiền chiến, nhiều lần tôi đã đánh đàn băng đô lin cho anh hát. Tuy là em vợ , nhưng anh quý tôi và yêu tôi còn hơn nhiều em trai của anh., vì chúng tôi hiểu nhau và cùng đam mê ca hát và truyện trinh thám..Anh qua đời năm anh 45 tuổi. Lúc ấy cháu Định con anh đang học lái máy bay ở kratsnođa Liên Xô cũ. Cháu Nghĩa đang công tác cùng tôi ở Trường sĩ quan Thông tin., cháu Minh, con trai út của anh, tôi đang làm hồ sơ cho cháu vào Trường sĩ quan Thông tin. Trước khi mất anh còn kịp vào thành phố Hồ Chí Minh dự lế cưới của con gái tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Cháu Đỗ thị Hồng Nghĩa kết hôn cùng Truơng Bình Minh là học trò của tôi ở Trường Sĩ Quan Thông tin..
Hai chị gái của tôi là người yêu quí em trai, có lẽ hơn mọi người chị gái trên đời này.Tôi nói thế có lẽ hơi quá, người chị gái nào cũng yêu quí em trai của mình,nhưng với chị tôi, sự yêu thương đó như là một niềm vui, sự hy sinh, tất cả vì em. Lúc ấu thơ đẫ đành, sau này tôi vào bộ đội, mỗi lần thấy tôi về phép, chị cùng mẹ tôi làm đủ các các thứ ăn ngon, bổ dưỡng cho tôi ăn như cháo lươn, cháo gà.chim câu hầm... Những thứ ấy ở nhà có khi cả năm, mẹ tôi và chị tôi không làm để ăn bao giờ. Khi lấy vợ cho tôi ,hại cũng bàn bạc, rồi quyết định tôi lấy ai, rồi chọn người cho tôi gặp gỡ. Vì hai chị biết tôi luôn thương mẹ và nghe lời hai chị. Người vợ đầu của tôi là do hai chị giới thiệu và tôi cũng ưng, chứ hai chị không hề gò ép. Chỉ có điều,ý của hai chị là lấy em về, để em chăm sóc tôi đến cuối đời, hai chị sợ tôi hồi nhỏ đau yếu, nên cần em khỏe mạnh, gánh vác thay tôi. Không ngờ em lại ngã bệnh lúc còn rất trẻ. năm em bỏ lại tôi và 4 đứa con thơ , lúc ấy em chưa đến 40 tuổi....
Từ ngày chị Thanh, chị gái cả của tôi mất, tôi chỉ còn mẹ và chị Thùy. Năm 1986, mẹ tôi qua đời,Đây là một mất mát lớn nhất và tác động mạnh nhất trong cuộc đời tôi...( tôi sẽ nói về sự kiện này trong một bài viết riêng) Từ ấy tôi chỉ còn chị Thùy là người thân duy nhất, còn lại ở quê. Tất nhiên họ hàng ở quê vẫn còn những người thâ thiết, nhưng ruột thịt, chỉ còn mình chị. Đã có lần tôi nói vui với chị : Em chỉ xin Trời Phật phù hộ cho em mạnh khỏe, để ngày chị "hai năm mươi"
em lo được cho chị là em hoàn toàn an lòng. Chị tôi cười và nói: Chưa biết thằng nào lo cho thằng nào...Tôi nói với chị, em mà lo được cho chị lúc về già thì mới gọi là thuận chứ...Được thế chị cũng vui lắm, Lúc bé cậu ốm yếu, bệnh tật, chết đi sống lại...Ai ngờ cậu sống đến bây giờ, hơn bảy chục tuổi rồi mà vẫn bảnh chọe, vẫn có gái theo...mà vẫn cô đơn...Tôi cười nói với chị, người ta bảo số em sát vợ. theo thì vẫn theo..nhưng em không dám lấy ai nữa....vì hai bà vợ đã bỏ em theo thày Đường Tăng qua Tây Trúc lấy kinh rồi.
Năm chị tôi 75 tuổi, các cháu con chị bàn với tôi, định mừng thọ cho chị, nhưng chị không cho làm. Chị bảo tốn kém vô ích, chờ trăm tuổi làm một thể. năm nay chị đã 78 tuổi. Chị tôi là người luôn lo xa, tính toán rất kỹ mọi điều trước khi quyết định một việc gì đó. Anh Nguyễn văn Sắt chồng chị, năm nay đã 81 tuổi. Anh là người lính, có vinh dự tham gia nhiều trận đánh lớn của quân đội qua ba thời kỳ. Anh có mặt trong chiến dich Điện Biên Phủ năm 1954, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, năm 1975. Anh trực tiếp có mặt trong chiến tranh biên giới chống quân bành trướng tháng 2 năm 1979 với chức vụ Phó chính ủy Ban chỉ huy quân sự của tỉnh Lạng Sơn. Thời kỳ của các anh về chế độ chính sách, nhiều mặt rất thiệt thòi.Anh về nghỉ hưu năm 1981 với quân hàm Đại úy. Với chức vụ của anh, phiên ngang ra như bây giờ phải là cấp đại tá.. Nhưng niềm vui lớn nhât của người lính chúng tôi là được cống hiến cho Tổ Quốc ...Mỗi lần tôi về quê, dù bạn bè mời, hoặc qua nhà con gái đầu, hay mấy chú em làm cơm, bao giờ tôi cũng phải về ăn với anh chị và các cháu con chị một bữa.Anh chị sinh được 4 cháu, hai trai, hai gái. Vợ chồng cháu Nguyễn văn Sơn,là con trai đầu ở cùng anh chị.Cháu Sơn học ở trường Trung cấp kỹ thuật thông tin, sau cùng công tác trong Bộ tư lệnh Thông tin với tôi, sau cháu chuyển công tác về huyện đội Yên Mỹ .Cháu Nguyễn Xuân Bằng,làm chủ một doanh nghiệp dệt may ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cháu Bằng từ một người thợ, tay không làm nên sự nghiệp. Cháu Thúy, chaú Thư, con gái của chị, lấy chồng và sống ở quê.Đời sống các cháu khá giả.
Tôi và chị Thùy đã có cháu gọi bằng cụ. Đấy là mấy đứa cháu con của chị Thanh . Chị cả được lên cụ, thì tôi và chị Thùy được lên cụ là đương nhiên.sắp tới, còn mấy cháu phong chúng tôi lên cụ nhiều lần nữa. Em cầu chúc cho chị luôn mạnh khỏe, để dạy bảo em , dạy bảo con cháu và vui cùng đại gia đình ta.
Tôi đăng kèm mấy bài thơ và ảnh về chị .

NHỚ CHỊ THANH

Xa chị bốn chục năm rồi
Mà sao nỗi nhớ chưa nguôi trong lòng .
Chi như cỏ nội, hương đồng
Chị như khúc hát bên dòng sông quê
Mỗi khi có dịp đi về
Em thường chậm bước trên đê làng mình
Ngắm thảm lúa, hàng tre xanh
Uống hụm nước giếng bên đình làng ta
Nhắm mắt tưởng tượng về nhà
Mong mẹ, mong chị chạy ra đón mình
Mẹ hiền hậu, chị tươi xinh
Phút giây hạnh phúc an bình đời em.
Ơi bao hình ảnh thân quen
Như vừa mới thấy, đã nên xa vời...
Chị " đi "bốn chục năm rồi
Hai thế hệ, bao cuộc đời đã qua
Con chị nên ông, nên bà
Quây quần cháu chắt đầy nhà gái, trai.
Nghĩ càng thương chị, chị ơi
Nửa chừng xuân,một cuộc đời dở dang
Hai tay em cắm nén nhang
Lời thơ hòa giọt lệ dâng chị hiền.
Chị sống mãi trong tim em
Và còn mãi trong trái tim mọi người
Ơi trọn vẹn một cuộc đời
Vì chồng con, vì những người thân yêu.
Hà Nội 19-4-2004


 Em nâng ly đã giót đầy
Xin mời chị cạn chén này cùng em
Buồn vui với bao nỗi niềm
Đầy vơi, chị đã cùng em một đời






Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

VIẾT VỀ CUỘC ĐỜI

THĂM ANH

Ghi chép

Tôi hơn anh 7 tuổi. Thủa ấu thơ, tôi và anh rất thân nhau, một phần vì anh là anh họ của tôi, nhà anh và nhà tôi ở trên cùng một phiến đất.Bố tôi và bố anh, là anh em con bá, con dì. Bà nội tôi mất, lúc bố tôi mới 29 ngày tuổi, bà nội anh cùng mấy người bà con khác đã cùng chăm sóc, nuôi dưỡng bố tôi. Khi trưởng thành, lẽ ra bố tôi ở chỗ đất khác, nhưng bố anh rủ bố tôi về gần cùng tậu ruộng, vật đất thành nền nhà, như bây giờ. Gọi là thân nhau, anh em chỉ gần nhau lúc anh rủ tôi ra sông tắm, có đi tắm với tôi thì bố mẹ anh mới cho đi, hoặc lúc bắt được con chim, con dế, mấy con bướm lạ, anh mang về khoe với tôi. Tôi chơi và trò chuyện chủ yếu với mấy đứa con trai, con gái trong làng, cùng gần tuổi tôi lúc ấy như Trần Xuân Sầm,Nguyễn Thế Long, Lương Kim Dung, Nguyễn thị Hưu...Tôi học trên anh bảy lớp, rồi đi nghĩa vụ quân sự đợt đầu của tỉnh năm 1959. Tôi và anh xa nhau từ đó.
Những năm chiến tranh,bom đạn, tôi hành quân hết tỉnh này đến tỉnh khác, lúc ngoài Bắc, lúc trong các tỉnh miền Nam . Anh ở nhà, nhờ bà chị làm phó chủ tịch xã, anh được đi học ngành hàng hải ở Triều Tiên . Về nước, anh làm thuyền trưởng đi tàu vút cô mười mấy năm. anh lấy một cô giáo cấp 2 người cùng huyện. Bố mẹ anh mất sớm, anh lên ở nhà bố mẹ vợ bên xã Trung Hưng , một thời gian sau, bố mẹ vợ bán nhà chuyển ra Hải Phòng, tiện cho việc anh gần bến cảng, tàu bè qua lại. Anh là người thức thời, sau giải phóng, cả nhà chuyển hẳn vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống.Có thể nói thời kỳ ấy, anh là người giàu có nhất , nhì trong làng. Nói đến anh, người ta đều nói ông này tiền của như nước.
Khi nghỉ hưu, anh và vợ anh chuyển sang môi giới bất động sản.. Mấy năm đầu, nghề này cũng kiếm được bộn tiền. Anh chị xây khách sạn cho người nước ngoài thuê. Mua nhà ở chưa được ấm chỗ, được lời anh chị lại bán. Trừ con cháu ruột thịt của anh, còn những người họ hàng, ít ai biết chính thức chỗ anh ở đâu, tìm kiém cũng khó. Tôi có mấy đứa cháu ruột, con của chị gái tôi ở thành phố, nên một năm, tôi thường vào chơi với các cháu, hay dự cưới của con cháu đến vài lần...Nhưng ít khi qua lại chỗ anh. Trong một lần, anh chị đi lế ở Lạng Sơn, dừng lại ở Hà Nội, anh chị có ghé qua nhà tôi...anh mới biết người vợ trước của tôi đã mất, tôi lấy người vợ thứ hai. Rồi người vợ thứ hai của tôi vừa mât do bệnh suy thận.Anh chị có mời, khi nào vào anh đưa cậu xuống khu Long Thành, anh chị mới xây dựng một cái động thờ tên gọi CỬA THIÊN...to lắm, tọa lạc trên mấy chục H.A rừng...
Trong dịp tháng Tư vừa rồi, tôi vào Quận 4 thành phố Hồ Chi Minh dự cưới cháu, nghe tin anh ngả bệnh, tôi gọi điện hỏi thăm và tìm hỏi đường đến thăm anh. Đường vòng vèo, hết hơn 200 ngàn tiền taxi mới tìm được nhà anh.Anh về lại ngôi nhà trước đây cho thuê hơn 4500 ÚSĐ...bây giờ chỉ có hai vợ chồng ở. Không có người giúp việc...Chị Vân, vợ anh, thường là người tư vấn và điều hành cho mọi quyết định của anh và gia đình.
Gặp tôi, anh mừng mừng tủi tủi. Trong câu chuyên với tôi, hầu như lúc nào anh cũng khóc. Bước chân anh đã qua mấy đại dương, đi mấy châu lục, mà giờ đây phải hai tay hai gậy, lê bước trên nền nhà, lúc nào cúng có thể ngã...Tôi nói, nghe tin bác yếu, em đến thăm bác..Không ai cưỡng lại được tuổi già bác ạ. Sao bác không thuê thêm người gúp việc...Không biết anh có nghe được lời tôi hỏi không?...không thấy anh trả lời, tôi không hỏi tiếp nữa.Anh nói tôi thèm như sức khỏe của cậu. câu hơn tôi gần chục tuổi mà trông cậu vẫn cường tráng, phong độ.. Sao ngày xưa cậu ốm thế mà bay giờ khỏe thế.Tôi nói với anh, nhờ đời sống kham khổ của Quân đội rèn luyện đó anh ạ...
Trưa hôm ấy, nể tình vợ chồng anh, tôi ở lại dùng bữa với anh chị. Chị bảo, chị ăn chay trường , còn anh cũng ăn kiêng...Tôi không thấy món nào để đãi riêng cho khách...Để anh chị đỡ mặc cảm tôi nói: Em cũng thích ăn chay, mà ăn uống với tuổi anh em mình bây giờ có gì là quan trọng đâu...? Thức ăn chay có niêu ngó sen hầm với củ sen, và vài lát chả cá, không phải là chả nạc mà là chả xương , xay chưa nhỏ lắm...Lúc tôi và anh đang ăn có chảu rể lấy con chị gái của anh, bố cháu là bạn cùng nhập ngũ với tôi. Cháu cúng gọi tôi bằng cậu. Tôi uống thêm lon bia với cháu...Rồi nghĩ đến việc chụp mấy ảnh kỷ niêm của hai anh em.
Ngồi bên anh, tôi bỗng dâng lên tình thương anh và nghĩ về cuộc đời và nhân tình thế thái.Tại sao người ta phải ra đời? Người ta sống để làm gì?Có phải người ta ra đời, vì phải củng cố cho cộng đồng con người này, nhiều mãi lên, mạnh mãi lên ,để chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, và chống lại cái ác của loài người.Người ta bươn chải, xoay sở cố làm ra nhiều tiền, thật nhiều tiền...để bỏ vào kho, chưng diện trên nhũng tòa nhà...để khẳng định khoe khoang với thiên hạ...chăng..?.Rồi đến lúc như anh , chỉ cần một cái gậy bốn chân, cũng cầm không chắc...Con cái mỗi đứa một nơi, mải làm ăn, xoay sở...Chi vân vợ anh, chị vân nói nhiều về Động Thiên ở Long Thành của anh chị, xây dựng mất mấy chục tỷ đồng chưa có ai chăm nom..Chị mời tôi vào hẳn trong đó giuups anh chị. Tôi cười trả lời: cảm ơn bác, em đang cùng với một anh bạn quản lý một câu lạc bộ và một tạp chí văn chương của Chi hội Nhà văn Công nhan,,,em bỏ làm sao đây...?
Tôi là người lính, gia tài là một chiếc ba lô, cây súng trên vai.. Tôi còn may mắn hơn nhiều người bạn tôi, là còn được quân đôi cấp cho một căn hộ cấp đại tá ở trên tầng ba. Nhà tập thể. cái thời chúng tôi, người ta chê tầng một là bẩn thìu, nhiều côn trùng, Các sếp thích lên tầng cao.Cấp trên cho đất lúc ấy không nhận, vì nhận không xoay đâu ra tiền mà làm. Nhờ cấp dưới giúp.. thì còn uy tín đâu làm việc nữa...Tuy thế vẫn còn may mắn hơn nhiều bạn bè nặm lại ở đâu đó rải rác ở ở các chiến trường, thậm chí thân trôi ngoài biển cả., nhiều bạn về địa phương, con cháu vẫn còn ăn đói, mặc rách...nhiều cháu bị di chững chất độc màu da cam...
Vậy cái gì cần nhất cho con người, mà loay hoay suốt đời, không ai hiểu ra, để khi bi kịch đến...mới dần dần vỡ lẽ.Tôi chợt nghĩ, mình sinh ra đời đâu phải vì mình, mà vì cha mẹ muốn nghe tiếng cười tiếng khóc của mình, họ hàng làng xóm ,muốn có mình, cho cái cộng đồng làng xóm ấy thêm đông đúc, mà còn vì chính cái mảnh đất ta đang sống cần có ta làm chủ nó, không để kẻ khác nhòm ngó, chiếm đoạt.Mảnh đất đó chính là Tổ Quốc.
ÔI Tổ Quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi Tổi Quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông...
. Anh yêu cầu tôi chụp cho anh mấy tấm ảnh làm kỷ niệm rồi đăng lên Facecbook, để các cháu đang ở Mỹ có thể nhìn thấy bố, thấy chú, tháy cậu.
Đây là ảnh anh chụp cùng tôi, trên máy của tôi, do cháu rể và con gái cháu chụp tại nhà anh Lê văn Thịnh ở Thành phố Hồ Chí Minh














Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

THƠ GIAO LƯU


TRẬN CHUNG KẾT TRONG MƠ

Đức với Vũ điệu Tăng gô
Trận Chung kết như trong mơ nhiều người.
Ra sân đủ mặt anh tài
Ăn miếng, trả miếng, cuộc chơi khó lường
Ngang cơ chẳng dám coi thường
Mesi bị khóa, hết đường làm ăn
Clâudơ, Muylơ khó khăn
Đội hình chia cắt, xa dần cầu môn
Hai huấn luyện viên đều khôn
Chỉ đạo hợp lý, thay quân đúng bài..
May sao cuôi hiệp phụ hai
Đức tạt biên trái đúng người râuzơ
Ngực đón,, chân sút bất gò
Thủ môn lỡ nhịp,,,bóng vù lưới nhanh
Đội Đức thắng, thật mong manh
Tiếng còi chấm hêt ,,,cuộc tranh cúp vàng
Ác hen ti na bàng hoàng
Người Đức sung sường, cầu trường thật vui
Bà Méc ken đứng lên rồi
Ôm hôn cầu thủ, từng người... biểu dương
Mesi ủ rũ buồn thương
Bóng vàng Worldcup mà lòng không vui
Vui nhất là người Đức thôi
Ôm mấy kỷ lục, giờ ngồi vuốt râu..
.Phải chờ đến worldcup sau
Mới được xem những trận cầu đỉnh cao.
Một tháng worldcup ước ao
Thắng thua để lại biết bao nhiêu tình...

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

THƠ LƯƠNG TOÁN

GỌI ĐÒ

Hỡi cô lái chiếc đò đời
Xin chèo chầm chậm cho tôi sang nhờ.
Tôi đang lỡ bến sông mơ
Chờ lâu mà chẳng thấy đò nào qua
Chặng đường phía trước còn xa
Biển chiều lắm sóng...nước đà đang lên...
May sao, gặp đò của em
Hỏi đò còn chỗ, anh xin đi cùng ?
Còn về lộ phí, tìền công
Người quen... em chẳng bằng lòng nhận đâu !
An về xin sắm tràu cau
Gọi là quà cảm ơn nhau tôi mà.
Sau mời em đến chơi nhà
Anh xin đun nước, pha trà mời em.
Biết đâu còn có cơ duyên
Được cùng ghé bến, xuôi thuyền quê em.
Vào mùa nước nổi sông Tiền
Xum xuê hoa trái mọi miền ...Vĩnh Long.

BUỒN CHO BRAZIN

BRAZIN
ĐIỆP KHÚC BUỒN

Khi chơi, đã vào cuộc chơi
Người xưa nói, phải biết người, biết ta
Lợi thế đá trên sân nhà
Cầu thủ đủng đỉnh như là đi chơi
CôLari chỉ đạo quá tồi
Đội hình rời rạc, như người đói ăn
Đã giành cúp vàng Năm lần
Chơi với Đức, phải bẩy lần lưới bung
Tranh giải ba, tưởng tưng bừng
Lấy chút thể diện, lấy lòng người dân
Xem ra chẳng có gì hơn
Cầu thủ thoái chí, đôi chân cứng đờ
Kết quả chẳng ai bất ngờ
Hà Lan bản lĩnh...lại cho ba bàn
Brazin vẫn vật vờ trên sân
Lẽ ra gỡ được một bàn... bê nanh ty
Trọng tài,Angẻri đã lờ đi
Vận đen đến...thì cái gì cũng đen
Một Worldcup bao nỗi niềm
Bao kỷ lục mới ghi tên người tài...
Thắng thua, nước mắt đều rơi
Thương hơn giọt lệ của người Brazin
Cô bé, cậu bé tuổi tin
Ôm cúp vàng, mà con tim nghẹn ngào
Ngày mai phải nói xin chào
Cúp vàng nay đã phải trao tay người...
Xin em đừng tắt nụ vười
Dù sao chỉ là cuộc chơi thôi mà
Người này thắng, người kia thua
Ẩn số..môn .thể thao vua, bất ngờ...
Một Worldcup sau đang chờ
Brazin cải tổ...lại mơ Cúp vàng..
.

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

VIẾT VỀ TRẬN BÁN KẾT HÀ LAN GẶP ÁCHENTINA

KỲ PHÙNG ĐỊCH THỦ

Một trận bán kết rất hay
Tướng tài, quân giỏi ...làm say lòng người
Mesi, Ropben rạng ngời
Hai sao vẫn sáng...nhưng trời đổ mưa
Trăm hai chục phút đã qua
Hai hiệp chính, phụ, vẫn hòa ...ngang cơ
Đành phải phân định thắng, thua
Bằng đòn cân não ...là qua phạt đền
Hàng tỷ người phải thót tim
Hồi hộp, lo lắng, nén kìm,..lệ rơi
Thủ môn Áchentina, quá tài
Đẩy được hai quả bóng bay ra ngoài
Ác Hen đã thắng cuộc chơi
Đôi Hà Lan phải ngậm ngùi chào thua..
Đúng là môn thể thao vua
Kỳ phùng, địch thủ...vẫn ưa đối đầu..!

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

VUI BUỒN CÙNG WORLDCUP

BUỒN CÙNG BRAXIN

ANH HÙNG NGÃ NGỰA

Ta sống mãi trong niềm vui chiến thắng
Đã năm lần vui nhận cúp vinh quang
Trên thảm cỏ người Braxin vốn hiên ngang
Vào bán kết, trên sân nhà ngã ngựa...!
Vẫn biết rằng đây là một tai nạn
Bởi vắng Nema, vắng mấy hậu vệ tài ba
Những dường cột đội Braxin không còn nữa...
Nhưng trách Colari cầm quân quá dở
Chơi với Đức mà vẫn cắm đầu, cắm cổ
Dê dắt ngoằn ngoèo...lộ hết thời cơ...
7 - 1 tỷ số đó thật chẳng thể ai ngờ
Huấn luyện viên Clipman cầm quân quá giỏi
Cầu thủ đá như chơi, bóng vẫn tới nơi
Vài đường ban...lưới braxin lại thủng...
Mọi cuộc chơi, vẫn biết có bên thắng, bên thua
Nhưng thương quá, những giọt lệ nhạt nhòa
Mấy cô bé, cậu bé Braxin...tức tưởi...
Xin các em hãy lau khô giọt lệ
Bởi Braxin quá nhiều thế hệ tài ba
Pele, Ronaldo, Robectocáclot, Capu
Trên sân có những vũ điệụ Sampa
Còn cơ hội... Worjdcup sau làm lại...
Kỵ sĩ tài ba ngã ngựa...Ôi thảm bại
Nỗi đau này đau lắm...Braxin ơi...!