CHỊ TÔI
Truyện ký
Mẹ tôi thường kể cho chị em tôi, chúng tôi có 8 người anh chị em. Anh cả Lương văn Khiết, anh chết bỏng vì nồi canh cua, năm anh lên 9 tuổi. Ông họ tôi nói: thằng Khiết nó đẹp như Tây , mắt sáng, mặt mũi phương phi, màycũng đẹp nhưng thấm gì với nó.Em gái sau tôi là Lương Thị Thuyết cũng chết vì nhiễm trùng do bỏng, năm em 11 tuổi. Tôi còn nhớ hình ảnh em, lúc em bước vào đống trấu, phía dưới lửa đang đỏ rực, phía trên phủ tro mỏng lên mà em không biết. Em đinh với lên bắt một con nhện để nướng ăn, chữa bệnh đái dầm...Sau đó em bị nhiễm trùng máu rồi qua đời. Ngày ấy, nhà tôi có ai hiểu gì về thuốc đâu. Bố tôi qua đời, lúc ông còn trẻ, chưa đến 40 tuổi.mẹ góa bụa, bà không biết chữ. Còn một em trai, con mẹ tôi, một em gái con dì tôi, đều chết lúc các em vừa sinh ra...Ngày xưa cảnh hữu sinh,vô dưỡng là chuỵện xảy ra ở nhiều gia đình, nhiều địa phương. Nói thêm một chút, tại sao là con dì mà tính là anh em của tôi. Vì mẹ tôi và dì tôi đều lấy bố tôi...? Tôi không hiểu tại sao mà ông bà ngoại tôi lại gả cả hai người con gái cho bố tôi? Nói về vẻ đẹp,mẹ tôi đẹp hơn dì tôi , nói năng,giao tiếp của bà rất thuyết phục. Dì tôi trẻ hơn mẹ tôi 6 tuổi. Ông bà ngoại tôi có 4 người con, 2 trai, 2 gái. Mẹ tôi là lớn, sau đến cậu Biên, cậu Binh, rồi đến dì tôi. Tên dì là Tình. Mỗi người kém nhau 2 tuổi. năm bố tôi bị bệnh mất, mẹ tôi mới 30 tuổi, dì Tình lúc ấy mới 24 tuổi.Dì ở với mẹ tôi, vài năm sau, dì tái giá cùng ông Thốn bên xã Trung Hưng ,Chú dì sinh hạ được 3 người con gái. Tôi và và các chị tôi coi các em như nười ruột thịt trong gia đình.
Sau khi bố tôi qua đời, dì tôi tái giá, nhà tôi lúc ấy có mẹ tôi và 3 chị em tôi.Chị Lương Thị Thanh sinh năm 1934, chị Lương thị Thùy sinh năm 1937, tôi là em út, cậu ấm trong nhà như các chị tôi vẫn trêu .Tôi sinh năm 1940. Lúc ấy là thời loạn. các làng quê xen kẽ, có nơi Pháp chiếm đóng bốt, lập tề. Có nơi là vùng du kích, có chính quyền hai mang, vừa ủng hộ kháng chiến, vừa phải làm theo những điều mà chính quyền cai trị Pháp yêu cầu. Quê tôi là làng Tử Dương,xã Lý Thường Kiệt, chỉ cách bốt Lực điền 1 cây số, cách xã Quang Trung, xã Quảng Lãng huyện Ân Thi,là vùng du kích, vùng tự do hơn 1 cây số.
Quê tôi ở bên cánh đồng Tam Thiên mẫu, nghĩa là hơn 3 ngàn mẫu ruộng.. Mỗi trai đinh đến tuổi 18 được cấp 2 mẫu 1 sào , gọi là ruộng công điền. Nhà nào 4 con trai, được hơn 8 mẫu 4 sào ruộng...Nhà tôi chỉ có 2 gái ,một trai là tôi còn chíp hôi, nên hoàn toàn không có ruộng công điền, mà chỉ có 3 sào10 thước ruộng tư điền của ông bà tôi để lại, ở khu vực Ao cả. Mẹ tôi vẫn cấy lúa dự ỏ đây. Gạo dự thổi cơm ăn rất thơm ngon và dẻo.
Trong hoàn cảnh mẹ góa, con côi, mẹ tôi tần tảo, bươn chải, nuôi 3 chị em tôi lớn lên. Chị Thanh, chị cả trong nhà, được bố tôi chăm sóc, chiều chuộng và cho đi học đến lúc bố tôi mất, chị cũng phải nghỉ học. Chị cũng đọc thông, viết thạo, làm được 4 phép tính. Chị Thùy không được đi học, vì hồi nhỏ chị nói ngọng, lớn lên qua giao tiếp, chị nói chuyện đã trở lại bình thường. Sau được học bình dân học vụ, rồi tham gia công tác, chị làm Chủ nhiệm hợp tác xã, Đảng ủy viên xã.Chức vụ cuối của chị là Chủ tịch Hội phụ nữ xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ.
Hai chị gái của tôi đều đẹp người, đẹp nết, nên được trai làng đến dạm hỏi từ rất sớm. Chị Thanh được học hành, giao tiếp nhiều hơn, chị cũng là một người đẹp nổi tiếng trong làng, trong tổng hồi đó.Chị đã kết duyên cùng anh Đỗ Ngọc Khải, cháu ngoại cụ Chánh Triệu . Anh Khải rất đẹp trai, coi như là tiẻu trí thức ở trong làng thời đó.Sau anh chị đều bị bệnh, chữa chạy tốn kếm, kinh tế kiệt quệ. Khi chữa được cho anh đỡ bệnh thì chị lại ốm. Thời ấy thuốc men chữa những bệnh hiểm nghèo, đâu có được như bây giờ. Chị đã qua đời năm chị 32 tuổi.. Anh Đỗ Ngọc Khải lúc ấy mới 30 tuổi, kém chị tôi 2 tuổi.Anh thường nói với tôi, Anh sẽ nuôi các cháu trưởng thành, rồi anh mới lo việc của anh. Trước đây anh là dân thư sinh, có biết cày cuốc là gì đâu, sau anh chuyển sang nghề cắt tóc ,làm kế sinh nhai để nuôi con.Với hòm cắt tóc, anh đi hết thôn này, đến thôn khác trong xã, cắt tóc cho đủ mọi lứa tuổi, mọi hạng người.Anh có thế mạnh là anh kể chuyện Tam Quốc, Chinh Đông chinh Tây rất có duyên. Anh thuộc nhiều bài hát tiền chiến, nhiều lần tôi đã đánh đàn băng đô lin cho anh hát. Tuy là em vợ , nhưng anh quý tôi và yêu tôi còn hơn nhiều em trai của anh., vì chúng tôi hiểu nhau và cùng đam mê ca hát và truyện trinh thám..Anh qua đời năm anh 45 tuổi. Lúc ấy cháu Định con anh đang học lái máy bay ở kratsnođa Liên Xô cũ. Cháu Nghĩa đang công tác cùng tôi ở Trường sĩ quan Thông tin., cháu Minh, con trai út của anh, tôi đang làm hồ sơ cho cháu vào Trường sĩ quan Thông tin. Trước khi mất anh còn kịp vào thành phố Hồ Chí Minh dự lế cưới của con gái tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Cháu Đỗ thị Hồng Nghĩa kết hôn cùng Truơng Bình Minh là học trò của tôi ở Trường Sĩ Quan Thông tin..
Hai chị gái của tôi là người yêu quí em trai, có lẽ hơn mọi người chị gái trên đời này.Tôi nói thế có lẽ hơi quá, người chị gái nào cũng yêu quí em trai của mình,nhưng với chị tôi, sự yêu thương đó như là một niềm vui, sự hy sinh, tất cả vì em. Lúc ấu thơ đẫ đành, sau này tôi vào bộ đội, mỗi lần thấy tôi về phép, chị cùng mẹ tôi làm đủ các các thứ ăn ngon, bổ dưỡng cho tôi ăn như cháo lươn, cháo gà.chim câu hầm... Những thứ ấy ở nhà có khi cả năm, mẹ tôi và chị tôi không làm để ăn bao giờ. Khi lấy vợ cho tôi ,hại cũng bàn bạc, rồi quyết định tôi lấy ai, rồi chọn người cho tôi gặp gỡ. Vì hai chị biết tôi luôn thương mẹ và nghe lời hai chị. Người vợ đầu của tôi là do hai chị giới thiệu và tôi cũng ưng, chứ hai chị không hề gò ép. Chỉ có điều,ý của hai chị là lấy em về, để em chăm sóc tôi đến cuối đời, hai chị sợ tôi hồi nhỏ đau yếu, nên cần em khỏe mạnh, gánh vác thay tôi. Không ngờ em lại ngã bệnh lúc còn rất trẻ. năm em bỏ lại tôi và 4 đứa con thơ , lúc ấy em chưa đến 40 tuổi....
Từ ngày chị Thanh, chị gái cả của tôi mất, tôi chỉ còn mẹ và chị Thùy. Năm 1986, mẹ tôi qua đời,Đây là một mất mát lớn nhất và tác động mạnh nhất trong cuộc đời tôi...( tôi sẽ nói về sự kiện này trong một bài viết riêng) Từ ấy tôi chỉ còn chị Thùy là người thân duy nhất, còn lại ở quê. Tất nhiên họ hàng ở quê vẫn còn những người thâ thiết, nhưng ruột thịt, chỉ còn mình chị. Đã có lần tôi nói vui với chị : Em chỉ xin Trời Phật phù hộ cho em mạnh khỏe, để ngày chị "hai năm mươi"
em lo được cho chị là em hoàn toàn an lòng. Chị tôi cười và nói: Chưa biết thằng nào lo cho thằng nào...Tôi nói với chị, em mà lo được cho chị lúc về già thì mới gọi là thuận chứ...Được thế chị cũng vui lắm, Lúc bé cậu ốm yếu, bệnh tật, chết đi sống lại...Ai ngờ cậu sống đến bây giờ, hơn bảy chục tuổi rồi mà vẫn bảnh chọe, vẫn có gái theo...mà vẫn cô đơn...Tôi cười nói với chị, người ta bảo số em sát vợ. theo thì vẫn theo..nhưng em không dám lấy ai nữa....vì hai bà vợ đã bỏ em theo thày Đường Tăng qua Tây Trúc lấy kinh rồi.
Năm chị tôi 75 tuổi, các cháu con chị bàn với tôi, định mừng thọ cho chị, nhưng chị không cho làm. Chị bảo tốn kém vô ích, chờ trăm tuổi làm một thể. năm nay chị đã 78 tuổi. Chị tôi là người luôn lo xa, tính toán rất kỹ mọi điều trước khi quyết định một việc gì đó. Anh Nguyễn văn Sắt chồng chị, năm nay đã 81 tuổi. Anh là người lính, có vinh dự tham gia nhiều trận đánh lớn của quân đội qua ba thời kỳ. Anh có mặt trong chiến dich Điện Biên Phủ năm 1954, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, năm 1975. Anh trực tiếp có mặt trong chiến tranh biên giới chống quân bành trướng tháng 2 năm 1979 với chức vụ Phó chính ủy Ban chỉ huy quân sự của tỉnh Lạng Sơn. Thời kỳ của các anh về chế độ chính sách, nhiều mặt rất thiệt thòi.Anh về nghỉ hưu năm 1981 với quân hàm Đại úy. Với chức vụ của anh, phiên ngang ra như bây giờ phải là cấp đại tá.. Nhưng niềm vui lớn nhât của người lính chúng tôi là được cống hiến cho Tổ Quốc ...Mỗi lần tôi về quê, dù bạn bè mời, hoặc qua nhà con gái đầu, hay mấy chú em làm cơm, bao giờ tôi cũng phải về ăn với anh chị và các cháu con chị một bữa.Anh chị sinh được 4 cháu, hai trai, hai gái. Vợ chồng cháu Nguyễn văn Sơn,là con trai đầu ở cùng anh chị.Cháu Sơn học ở trường Trung cấp kỹ thuật thông tin, sau cùng công tác trong Bộ tư lệnh Thông tin với tôi, sau cháu chuyển công tác về huyện đội Yên Mỹ .Cháu Nguyễn Xuân Bằng,làm chủ một doanh nghiệp dệt may ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cháu Bằng từ một người thợ, tay không làm nên sự nghiệp. Cháu Thúy, chaú Thư, con gái của chị, lấy chồng và sống ở quê.Đời sống các cháu khá giả.
Tôi và chị Thùy đã có cháu gọi bằng cụ. Đấy là mấy đứa cháu con của chị Thanh . Chị cả được lên cụ, thì tôi và chị Thùy được lên cụ là đương nhiên.sắp tới, còn mấy cháu phong chúng tôi lên cụ nhiều lần nữa. Em cầu chúc cho chị luôn mạnh khỏe, để dạy bảo em , dạy bảo con cháu và vui cùng đại gia đình ta.
Tôi đăng kèm mấy bài thơ và ảnh về chị .
NHỚ CHỊ THANH
Xa chị bốn chục năm rồi
Mà sao nỗi nhớ chưa nguôi trong lòng .
Chi như cỏ nội, hương đồng
Chị như khúc hát bên dòng sông quê
Mỗi khi có dịp đi về
Em thường chậm bước trên đê làng mình
Ngắm thảm lúa, hàng tre xanh
Uống hụm nước giếng bên đình làng ta
Nhắm mắt tưởng tượng về nhà
Mong mẹ, mong chị chạy ra đón mình
Mẹ hiền hậu, chị tươi xinh
Phút giây hạnh phúc an bình đời em.
Ơi bao hình ảnh thân quen
Như vừa mới thấy, đã nên xa vời...
Chị " đi "bốn chục năm rồi
Hai thế hệ, bao cuộc đời đã qua
Con chị nên ông, nên bà
Quây quần cháu chắt đầy nhà gái, trai.
Nghĩ càng thương chị, chị ơi
Nửa chừng xuân,một cuộc đời dở dang
Hai tay em cắm nén nhang
Lời thơ hòa giọt lệ dâng chị hiền.
Chị sống mãi trong tim em
Và còn mãi trong trái tim mọi người
Ơi trọn vẹn một cuộc đời
Vì chồng con, vì những người thân yêu.
Hà Nội 19-4-2004
Truyện ký
Mẹ tôi thường kể cho chị em tôi, chúng tôi có 8 người anh chị em. Anh cả Lương văn Khiết, anh chết bỏng vì nồi canh cua, năm anh lên 9 tuổi. Ông họ tôi nói: thằng Khiết nó đẹp như Tây , mắt sáng, mặt mũi phương phi, màycũng đẹp nhưng thấm gì với nó.Em gái sau tôi là Lương Thị Thuyết cũng chết vì nhiễm trùng do bỏng, năm em 11 tuổi. Tôi còn nhớ hình ảnh em, lúc em bước vào đống trấu, phía dưới lửa đang đỏ rực, phía trên phủ tro mỏng lên mà em không biết. Em đinh với lên bắt một con nhện để nướng ăn, chữa bệnh đái dầm...Sau đó em bị nhiễm trùng máu rồi qua đời. Ngày ấy, nhà tôi có ai hiểu gì về thuốc đâu. Bố tôi qua đời, lúc ông còn trẻ, chưa đến 40 tuổi.mẹ góa bụa, bà không biết chữ. Còn một em trai, con mẹ tôi, một em gái con dì tôi, đều chết lúc các em vừa sinh ra...Ngày xưa cảnh hữu sinh,vô dưỡng là chuỵện xảy ra ở nhiều gia đình, nhiều địa phương. Nói thêm một chút, tại sao là con dì mà tính là anh em của tôi. Vì mẹ tôi và dì tôi đều lấy bố tôi...? Tôi không hiểu tại sao mà ông bà ngoại tôi lại gả cả hai người con gái cho bố tôi? Nói về vẻ đẹp,mẹ tôi đẹp hơn dì tôi , nói năng,giao tiếp của bà rất thuyết phục. Dì tôi trẻ hơn mẹ tôi 6 tuổi. Ông bà ngoại tôi có 4 người con, 2 trai, 2 gái. Mẹ tôi là lớn, sau đến cậu Biên, cậu Binh, rồi đến dì tôi. Tên dì là Tình. Mỗi người kém nhau 2 tuổi. năm bố tôi bị bệnh mất, mẹ tôi mới 30 tuổi, dì Tình lúc ấy mới 24 tuổi.Dì ở với mẹ tôi, vài năm sau, dì tái giá cùng ông Thốn bên xã Trung Hưng ,Chú dì sinh hạ được 3 người con gái. Tôi và và các chị tôi coi các em như nười ruột thịt trong gia đình.
Sau khi bố tôi qua đời, dì tôi tái giá, nhà tôi lúc ấy có mẹ tôi và 3 chị em tôi.Chị Lương Thị Thanh sinh năm 1934, chị Lương thị Thùy sinh năm 1937, tôi là em út, cậu ấm trong nhà như các chị tôi vẫn trêu .Tôi sinh năm 1940. Lúc ấy là thời loạn. các làng quê xen kẽ, có nơi Pháp chiếm đóng bốt, lập tề. Có nơi là vùng du kích, có chính quyền hai mang, vừa ủng hộ kháng chiến, vừa phải làm theo những điều mà chính quyền cai trị Pháp yêu cầu. Quê tôi là làng Tử Dương,xã Lý Thường Kiệt, chỉ cách bốt Lực điền 1 cây số, cách xã Quang Trung, xã Quảng Lãng huyện Ân Thi,là vùng du kích, vùng tự do hơn 1 cây số.
Quê tôi ở bên cánh đồng Tam Thiên mẫu, nghĩa là hơn 3 ngàn mẫu ruộng.. Mỗi trai đinh đến tuổi 18 được cấp 2 mẫu 1 sào , gọi là ruộng công điền. Nhà nào 4 con trai, được hơn 8 mẫu 4 sào ruộng...Nhà tôi chỉ có 2 gái ,một trai là tôi còn chíp hôi, nên hoàn toàn không có ruộng công điền, mà chỉ có 3 sào10 thước ruộng tư điền của ông bà tôi để lại, ở khu vực Ao cả. Mẹ tôi vẫn cấy lúa dự ỏ đây. Gạo dự thổi cơm ăn rất thơm ngon và dẻo.
Trong hoàn cảnh mẹ góa, con côi, mẹ tôi tần tảo, bươn chải, nuôi 3 chị em tôi lớn lên. Chị Thanh, chị cả trong nhà, được bố tôi chăm sóc, chiều chuộng và cho đi học đến lúc bố tôi mất, chị cũng phải nghỉ học. Chị cũng đọc thông, viết thạo, làm được 4 phép tính. Chị Thùy không được đi học, vì hồi nhỏ chị nói ngọng, lớn lên qua giao tiếp, chị nói chuyện đã trở lại bình thường. Sau được học bình dân học vụ, rồi tham gia công tác, chị làm Chủ nhiệm hợp tác xã, Đảng ủy viên xã.Chức vụ cuối của chị là Chủ tịch Hội phụ nữ xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ.
Hai chị gái của tôi đều đẹp người, đẹp nết, nên được trai làng đến dạm hỏi từ rất sớm. Chị Thanh được học hành, giao tiếp nhiều hơn, chị cũng là một người đẹp nổi tiếng trong làng, trong tổng hồi đó.Chị đã kết duyên cùng anh Đỗ Ngọc Khải, cháu ngoại cụ Chánh Triệu . Anh Khải rất đẹp trai, coi như là tiẻu trí thức ở trong làng thời đó.Sau anh chị đều bị bệnh, chữa chạy tốn kếm, kinh tế kiệt quệ. Khi chữa được cho anh đỡ bệnh thì chị lại ốm. Thời ấy thuốc men chữa những bệnh hiểm nghèo, đâu có được như bây giờ. Chị đã qua đời năm chị 32 tuổi.. Anh Đỗ Ngọc Khải lúc ấy mới 30 tuổi, kém chị tôi 2 tuổi.Anh thường nói với tôi, Anh sẽ nuôi các cháu trưởng thành, rồi anh mới lo việc của anh. Trước đây anh là dân thư sinh, có biết cày cuốc là gì đâu, sau anh chuyển sang nghề cắt tóc ,làm kế sinh nhai để nuôi con.Với hòm cắt tóc, anh đi hết thôn này, đến thôn khác trong xã, cắt tóc cho đủ mọi lứa tuổi, mọi hạng người.Anh có thế mạnh là anh kể chuyện Tam Quốc, Chinh Đông chinh Tây rất có duyên. Anh thuộc nhiều bài hát tiền chiến, nhiều lần tôi đã đánh đàn băng đô lin cho anh hát. Tuy là em vợ , nhưng anh quý tôi và yêu tôi còn hơn nhiều em trai của anh., vì chúng tôi hiểu nhau và cùng đam mê ca hát và truyện trinh thám..Anh qua đời năm anh 45 tuổi. Lúc ấy cháu Định con anh đang học lái máy bay ở kratsnođa Liên Xô cũ. Cháu Nghĩa đang công tác cùng tôi ở Trường sĩ quan Thông tin., cháu Minh, con trai út của anh, tôi đang làm hồ sơ cho cháu vào Trường sĩ quan Thông tin. Trước khi mất anh còn kịp vào thành phố Hồ Chí Minh dự lế cưới của con gái tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Cháu Đỗ thị Hồng Nghĩa kết hôn cùng Truơng Bình Minh là học trò của tôi ở Trường Sĩ Quan Thông tin..
Hai chị gái của tôi là người yêu quí em trai, có lẽ hơn mọi người chị gái trên đời này.Tôi nói thế có lẽ hơi quá, người chị gái nào cũng yêu quí em trai của mình,nhưng với chị tôi, sự yêu thương đó như là một niềm vui, sự hy sinh, tất cả vì em. Lúc ấu thơ đẫ đành, sau này tôi vào bộ đội, mỗi lần thấy tôi về phép, chị cùng mẹ tôi làm đủ các các thứ ăn ngon, bổ dưỡng cho tôi ăn như cháo lươn, cháo gà.chim câu hầm... Những thứ ấy ở nhà có khi cả năm, mẹ tôi và chị tôi không làm để ăn bao giờ. Khi lấy vợ cho tôi ,hại cũng bàn bạc, rồi quyết định tôi lấy ai, rồi chọn người cho tôi gặp gỡ. Vì hai chị biết tôi luôn thương mẹ và nghe lời hai chị. Người vợ đầu của tôi là do hai chị giới thiệu và tôi cũng ưng, chứ hai chị không hề gò ép. Chỉ có điều,ý của hai chị là lấy em về, để em chăm sóc tôi đến cuối đời, hai chị sợ tôi hồi nhỏ đau yếu, nên cần em khỏe mạnh, gánh vác thay tôi. Không ngờ em lại ngã bệnh lúc còn rất trẻ. năm em bỏ lại tôi và 4 đứa con thơ , lúc ấy em chưa đến 40 tuổi....
Từ ngày chị Thanh, chị gái cả của tôi mất, tôi chỉ còn mẹ và chị Thùy. Năm 1986, mẹ tôi qua đời,Đây là một mất mát lớn nhất và tác động mạnh nhất trong cuộc đời tôi...( tôi sẽ nói về sự kiện này trong một bài viết riêng) Từ ấy tôi chỉ còn chị Thùy là người thân duy nhất, còn lại ở quê. Tất nhiên họ hàng ở quê vẫn còn những người thâ thiết, nhưng ruột thịt, chỉ còn mình chị. Đã có lần tôi nói vui với chị : Em chỉ xin Trời Phật phù hộ cho em mạnh khỏe, để ngày chị "hai năm mươi"
em lo được cho chị là em hoàn toàn an lòng. Chị tôi cười và nói: Chưa biết thằng nào lo cho thằng nào...Tôi nói với chị, em mà lo được cho chị lúc về già thì mới gọi là thuận chứ...Được thế chị cũng vui lắm, Lúc bé cậu ốm yếu, bệnh tật, chết đi sống lại...Ai ngờ cậu sống đến bây giờ, hơn bảy chục tuổi rồi mà vẫn bảnh chọe, vẫn có gái theo...mà vẫn cô đơn...Tôi cười nói với chị, người ta bảo số em sát vợ. theo thì vẫn theo..nhưng em không dám lấy ai nữa....vì hai bà vợ đã bỏ em theo thày Đường Tăng qua Tây Trúc lấy kinh rồi.
Năm chị tôi 75 tuổi, các cháu con chị bàn với tôi, định mừng thọ cho chị, nhưng chị không cho làm. Chị bảo tốn kém vô ích, chờ trăm tuổi làm một thể. năm nay chị đã 78 tuổi. Chị tôi là người luôn lo xa, tính toán rất kỹ mọi điều trước khi quyết định một việc gì đó. Anh Nguyễn văn Sắt chồng chị, năm nay đã 81 tuổi. Anh là người lính, có vinh dự tham gia nhiều trận đánh lớn của quân đội qua ba thời kỳ. Anh có mặt trong chiến dich Điện Biên Phủ năm 1954, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, năm 1975. Anh trực tiếp có mặt trong chiến tranh biên giới chống quân bành trướng tháng 2 năm 1979 với chức vụ Phó chính ủy Ban chỉ huy quân sự của tỉnh Lạng Sơn. Thời kỳ của các anh về chế độ chính sách, nhiều mặt rất thiệt thòi.Anh về nghỉ hưu năm 1981 với quân hàm Đại úy. Với chức vụ của anh, phiên ngang ra như bây giờ phải là cấp đại tá.. Nhưng niềm vui lớn nhât của người lính chúng tôi là được cống hiến cho Tổ Quốc ...Mỗi lần tôi về quê, dù bạn bè mời, hoặc qua nhà con gái đầu, hay mấy chú em làm cơm, bao giờ tôi cũng phải về ăn với anh chị và các cháu con chị một bữa.Anh chị sinh được 4 cháu, hai trai, hai gái. Vợ chồng cháu Nguyễn văn Sơn,là con trai đầu ở cùng anh chị.Cháu Sơn học ở trường Trung cấp kỹ thuật thông tin, sau cùng công tác trong Bộ tư lệnh Thông tin với tôi, sau cháu chuyển công tác về huyện đội Yên Mỹ .Cháu Nguyễn Xuân Bằng,làm chủ một doanh nghiệp dệt may ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cháu Bằng từ một người thợ, tay không làm nên sự nghiệp. Cháu Thúy, chaú Thư, con gái của chị, lấy chồng và sống ở quê.Đời sống các cháu khá giả.
Tôi và chị Thùy đã có cháu gọi bằng cụ. Đấy là mấy đứa cháu con của chị Thanh . Chị cả được lên cụ, thì tôi và chị Thùy được lên cụ là đương nhiên.sắp tới, còn mấy cháu phong chúng tôi lên cụ nhiều lần nữa. Em cầu chúc cho chị luôn mạnh khỏe, để dạy bảo em , dạy bảo con cháu và vui cùng đại gia đình ta.
Tôi đăng kèm mấy bài thơ và ảnh về chị .
NHỚ CHỊ THANH
Xa chị bốn chục năm rồi
Mà sao nỗi nhớ chưa nguôi trong lòng .
Chi như cỏ nội, hương đồng
Chị như khúc hát bên dòng sông quê
Mỗi khi có dịp đi về
Em thường chậm bước trên đê làng mình
Ngắm thảm lúa, hàng tre xanh
Uống hụm nước giếng bên đình làng ta
Nhắm mắt tưởng tượng về nhà
Mong mẹ, mong chị chạy ra đón mình
Mẹ hiền hậu, chị tươi xinh
Phút giây hạnh phúc an bình đời em.
Ơi bao hình ảnh thân quen
Như vừa mới thấy, đã nên xa vời...
Chị " đi "bốn chục năm rồi
Hai thế hệ, bao cuộc đời đã qua
Con chị nên ông, nên bà
Quây quần cháu chắt đầy nhà gái, trai.
Nghĩ càng thương chị, chị ơi
Nửa chừng xuân,một cuộc đời dở dang
Hai tay em cắm nén nhang
Lời thơ hòa giọt lệ dâng chị hiền.
Chị sống mãi trong tim em
Và còn mãi trong trái tim mọi người
Ơi trọn vẹn một cuộc đời
Vì chồng con, vì những người thân yêu.
Hà Nội 19-4-2004
Em nâng ly đã giót đầy Xin mời chị cạn chén này cùng em Buồn vui với bao nỗi niềm Đầy vơi, chị đã cùng em một đời |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét