Sau hơn 30 mươi năm đổi mới, thành tựu kinh tế, an ninh chính trị xã hội mà công cuộc đổi mới do Đảng và nhà nước ta khởi xướng, lãnh đạo đem lại không ai có thể phủ nhận đươc. Song bức tranh xã hội đã xuất hiện những mảng đen. Cái thật,cái giả, cái cao cả,cái thấp hèn...nơi này, nới kia xen vào nhau. cái ác ngày càng nhiều và dễ thấy. Ra đường đôi khi chỉ ví cái nhìn đểu mà đâm chém nhau. Anh em trong nhà tranh nhau mảnh đất hương hỏa cũng lôi nhau ra tòa, có lúc họ sẵn sàng dùng dao búa với nhau.Đấy là mới nhìn hiện tượng cá thế...
Còn về những tổ chức tập đoàn kinh tế doanh nghiệp ,bệnh viện nhà máy cũng đầy rẫy những nghịch lý.Từ những vụ người ta bỏ ra hàng trăm tỷ mua tàu bè của nước mgoài về không dùng được để thành đống sắt rỉ. Rồi mua rác thải của nước ngoài về, chủ doanh nghiệp kiếm lời, còn môi trường Quốc gia phải chịu ô uế. Một số nhà máy xả nước thải độc hại ra sông, suối,ruộng đồng, thậm chí cỏ chất sealuy rất độc hại hàng trăm năm không phân hủy được. Ở đâu cũng có Đang ủy, Ban giám đốc, Công đoàn...Sự việc xảy.,nếu để ý một chút là ai cũng biết...Thế mà để qua năm nọ,năm kia, chỉ khi báo chí dũng cảm phanh phui ra...cấp này,cấp kia mới vào cuộc. Khi vào cuộc lại làm nửa vời.
Gần đây có hại sự việc động trời, làm náo loạn bàn dân thiên hạ.
Vụ thứ nhất phòng hóa nghiệm ở bệnh viện huyện Hoài Đức nhân bản làm khống hàng ngàn hóa đơn xét nghiệm...lấy tiền bỏ túi cho một nhóm người. Thử hỏi mấy ngàn bệnh nhân kia, với cái phiếu xét nghiệm máu vớ vẩn ấy,thày thuốc căn cứ vào đâu để kết luân bệnh và kê đơn thuốc. Hỏi đã có bao nhiêu người chết oan vì những việc làm mất y đức ấy? Rồi vụ lương ông giám đốc công ty chiếu sáng đô thị thành phố Hồ Chí Mình một năm lên đến 2,6 tỷ đồng bàng lương hàng trăm năm của một người lao động bình thường, bằng hàng hai trăm lần lương trong bảng lương của Thủ tướng? Ở hai nới ấy vẫn có đảng lãnh đạo, có hội đồng nay,hội đồng kia. Mấy năm nay xã hội vẫn ra rả học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Đã sơ kết,tổng kết hết đợt này đến đợt kia...Có khi mấy vị nêu ở trên có khi còn được khen, được biểu dương, đơn vị vẫn trong sạch,vững mạnh cũng nên.
Vụ thứ nhất phòng hóa nghiệm ở bệnh viện huyện Hoài Đức nhân bản làm khống hàng ngàn hóa đơn xét nghiệm...lấy tiền bỏ túi cho một nhóm người. Thử hỏi mấy ngàn bệnh nhân kia, với cái phiếu xét nghiệm máu vớ vẩn ấy,thày thuốc căn cứ vào đâu để kết luân bệnh và kê đơn thuốc. Hỏi đã có bao nhiêu người chết oan vì những việc làm mất y đức ấy? Rồi vụ lương ông giám đốc công ty chiếu sáng đô thị thành phố Hồ Chí Mình một năm lên đến 2,6 tỷ đồng bàng lương hàng trăm năm của một người lao động bình thường, bằng hàng hai trăm lần lương trong bảng lương của Thủ tướng? Ở hai nới ấy vẫn có đảng lãnh đạo, có hội đồng nay,hội đồng kia. Mấy năm nay xã hội vẫn ra rả học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Đã sơ kết,tổng kết hết đợt này đến đợt kia...Có khi mấy vị nêu ở trên có khi còn được khen, được biểu dương, đơn vị vẫn trong sạch,vững mạnh cũng nên.
Rất nhiều người giá, trẻ nhỏ ở các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm. Các trường học của các cháu ở vùng cao còn tường xiêu, vách đổ, bàn học không có...Hỏi bao nhiêu cán bộ ,đảng viên còn tâm niệm câu vì Đảng, vì dân, hay họ chỉ vì túi tham của nhà họ, của phe nhóm họ. Sự vô cảm bây giờ đã trở thành căn bệnh nan ý của xa hội. Dân ta thường có câu: Thương người như thể thương thân, hoặc ra đường thấy sự bất bằng mà tha? Nói thế không có nghĩa là dân ta không còn người tốt. Còn và còn rất nhiều chứ. Nhưng hình như sống tốt bây giờ là lạc hậu, không hợp thời ...Nên người tốt thấy sự bất bình đành chép miệng, đi qua...Sợ không phải đầu sẽ phải tai...Rồi ai bảo về mình...
Tôi nhìn hình ảnh mấy chị DŨNG SĨ chống tiêu cực ở bệnh viện Hoài Đức mồm méo xệch, nước mắt rơi lã chã...nhận 300 ngàn tiền thưởng vì đã có thành tích tố cáo , phanh phui vụ mất y đức trong bệnh viện...mà lòng đau thắt lại. Một giải thưởng cuộc chơi, giải thưởng một bài hát có khi lên tới hàng tỷ đồng, còn giải cho nhà toán học, cho phát minh khoa học, cho những người dũng cảm...làm việc đó có khi mất mạng...chỉ lèo tèo vài trăm, vài triệu.
Con người sinh ra là để sống với nhau như các cụ ta đã dạy: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng. Bác Hồ từng nói : Cán bộ phải làm công bộc của dân. Ngày xưa trong chiến tranh,trong hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt mọi người sống với nhau đẹp thế...Bây giờ của cải, tiền bạc thừa thãi, ăn ngon, mặc đẹp...sao con người vô cảm với nhau thế? Nhiều người giàu nứt đố đổ vách vẫn tìm mọi cách lợi dụng chức quyền moi tiền của, công quỹ của nhà nước. Những sự việc nêu trên, những người có trách nhiệm liên đới từ thấp đến cao lẽ ra phải xin lỗi dân, phải xin từ chức mới đúng, nhiều người lánh mặt, chờ xem trên có đụng đến mình không đã, Bởi vì họ đã vô cảm với tình dân, nghiã nước rồi.
Biết là đời còn lòng nhân ái,tình thương
Sao cái ác vẫn nhởn nhơ khắp chốn
Những sâu mọt rúc chui chà trộn
Sau cánh cửa công đường đục khoét của công
Nước mắt ta đâu chỉ khóc người dưng
Khóc cho chính ta và cho đồng đội
Xin tạ lỗi với bao người đã chết
Lưỡi gươm ngày nào chưa diệt hết gian tham...
Bức xúc của anh, cũng như bức xúc của hàng triệu triệu người . Bức xúc lắm anh ạ. Giá như các sếp ở trên cao giữ vững được cái tâm của mình, thì đâu gây ra những nghịch lý đau lòng này ? Bởi mới nói, thời chiến, sống trong ác liệt vậy mà còn có thể nhịn ăn để dành nắm gạo cứu trợ lẫn nhau. còn giờ, thời bình, lại chà đạp bát cơm của nhau để sống. Sống vô cảm. Dù biết rằng chỉ một phần nhỏ trong hơn 80 triệu dân, nhưng, những ung nhọt này, nếu không sớm mổ xẻ, cắt bỏ, không biết đất nước này sẽ đi đến đâu, xã hội này sẽ ra sao nữa.
Trả lờiXóaBài viết hay lắm anh ạ. Tiếc rằng, giá như các vị ấy có chút suy nghĩ như anh, thì dân được nhờ rồi.
Họ sẽ không từ chức đâu anh, em tin là vậy. Chỉ có mạnh tay sa thải, cắt bỏ thôi. Chứ đợi họ từ chức , xin lỗi công khai với các nạn nhân của họ thì... văn hóa ấy, hình như học theo người Nhật không nỗi rồi.
Đau lòng quá anh nhỉ !