TRUYÊN THƠ ĐI VÊ PHÍA MĂT TRƠÌ - LƯƠNG TOÁN
LƠI GIƠI THỊÊU
Nhà văn-Thiếu tướng Trần văn Phác
Nhà thơ Lương Toán được bạn đọc biết đến sau những tập thơ tiêu biểu của tác giả như tuyển tập “Đời và thơ” năm 2007, “Hãy ngủ đi mình” năm 2008, “Chuyện tình Blog” năm 2009. Truyện thơ “Đi về phía mặt trời”như là một hồi ức, tự sự bằng thơ nói về những trải nghiệm cuộc đời tác giả từ khi anh còn là chiến sĩ đến khi trở thành sĩ quan cao cấp, chính ủy của một đơn vị quân đội rồi về hưu với bao éo le của số phận, thăng trầm của cuộc đời.
Đọc thơ anh có lúc ta thương cảm, xót xa đến trào nước mắt:
Trong
cuộc đấu tranh với những thói hư tật xấu trong nội bộ, trước tệ quan
liêu, tham nhũng thơ anh cũng có tiếng nói rõ ràng, dứt khoát:
Xốn xang nỗi nhớ về riêng một thời
Trần Văn Phác
LỜI TÁC GIẢ
Tôi là một người đàn ông không may mắn và có một số phận kỳ lạ. Mẹ tôi kể, hồi bé tôi hay sài đẹn, quặt quẹo mấy lần tưởng chết, vào tuổi vị thành niên lại mắc bệnh nan y. Nhưng số phận đã mỉm cười với tôi, tôi đã khỏi bệnh, rồi trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đợt đầu của tỉnh HưngYên.Vào bộ đội tôi vẫn không tin là mình đã khỏi bệnh và có thể sống được đến bây giờ.
Tôi đã gắn bó cuộc đời với một cô gái quê khỏe manh, xinh đẹp, phòng lỡ tôi sớm qua
đời, em sẽ thay tôi chăm sóc mẹ tôi, gánh vác việc gia đình, họ mạc vì
tôi là con trai trưởng của gia đình và dòng họ. Không ngờ em chết trước
tôi. Sau ba năm ốm nặng, qua các bệnh viện, dùng đủ các loại thuốc em
không qua khỏi, bỏ lại cho tôi bốn đứa con thơ với mẹ già, giữa lúc công
việc của người chỉ huy một đơn vị quân đội sau chiến tranh đang bộn bề.
Dòng nước mắt khóc vợ chưa khô trên khóe mắt, tôi đã phải đi tìm mẹ cho
các con tôi. Tôi đã gặp được một cô giáo, một người phụ nữ trung hậu mà
bằng cả tình cảm, niềm tin các con tôi đã yêu thương, gắn bó, kính
trọng cô như người mẹ ruột của mình. Những tưởng đã yên bến, thuận dòng
bên một gia đình đầy ắp niềm vui, tiếng cười khi các con gái, con trai
đầu của chúng tôi đã lập gia đình, chúng tôi đã có cháu nội, cháu ngoại.
Con trai út của chúng tôi sắp tốt nghiệp đại học. Một lần nữa tai họa
lại ập xuống gia đình và cuộc đời tôi: Vợ sau của tôi mắc phải căn bệnh
của người giầu, suy thận ở giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo.Sau hơn 7 năm chữa chạy,với bao tiền của, công sức em lại đột ngột ra đi ngay trên giường bệnh lúc đang lọc máu, để lại niềm thương yêu, tiếc nuối cho các con, các cháu, cho người thân và bạn bè.
Sống với mỗi người vợ được Hai mươi hai năm, qua nhiều gian nan, vất vả, buồn vui, hờn giận, yêu thương…đủ
mọi cung bậc của một thời tảo tần mà hạnh phúc.Giờ đây hai em đã yên
nghỉ ở cõi vĩnh hằng. Để tri ân hai người vợ, năm 2008 tôi có tập thơ
“Hãy ngủ đi mình”. Trước đó năm 2007 tôi có tuyển tập “Đời và thơ”có
nhiều bài thơ viết về hai người vợ (do NXB Lao Động phát hành}.Truyện thơ “Đi về phía mặt trời”tôi khởi thảo từ năm1992 đến năm 2000 đã hoàn thành và tạm dừng. Năm
2008 tôi bổ sung và hoàn chỉnh. Đây là những dòng tự sự bằng thơ, vì
con người và sự việc đề cập đến như nguyên mẫu cuộc đời, không có chi
tiết nào là hư cấu, ước lệ. Tôi chỉ nói lên suy nghĩ, trải nghiệm của
mình trước hoàn cảnh, biến cố của đời mình xảy ra như thế, mình đã làm
như thế, sống như thế.
Quá
trình viết, bản thảo đã bị mất cắp một lần, cùng mất với hai tập thơ
khác, khi tôi đang đi trên đường. Số phận tập thơ cũng “Ba chìm bảy
nổi” như cuộc đời tác giả. Tôi dành những trang viết trong tập thơ này
như một sự trả nghĩa, lòng biết ơn của tôi đối với Quân đội, với bệnh
viện K71 ở Thanh Hóa, với mẹ và hai chị gái những người đã hồi sinh cuộc
đời tôi; thay nén nhang thơm tưởng nhớ đến hai người vợ của tôi đã yên nghỉ.
Với tôi, thơ không phải là một nghề, không là mục đích tiến thân.Thơ như một người bạn để tâm sự, gửi lòng
mình. Thơ với tôi còn là niềm đam mê, một thú vui, như người làm vườn
thích chơi hoa, ngắm cảnh. Trải qua những éo le, trắc trở của cuộc đời
phải chống đỡ, vật lộn với bệnh tật từ thời thanh niên hàng chục năm
trời để tồn tại và vượt lên, vì trách nhiệm và phận sự của người lính
trong chiến tranh và cuộc đời quân ngũ; của người chồng hai thời kỳ nuôi
vợ ốm đau, hai lần để tang vợ nuôi con một mình. Tôi không có điều kiện
và may mắn để được sống hết mình với văn chương, với thơ. Song cái nợ
với văn chương, với thơ theo đuổi tôi suốt cuộc đời, xa
lại nhớ, gần lại trăn trở với thơ, với đời. Tôi không có tham vọng câu
thơ, trang viết của mình như một tác phẩm để đời mà chỉ là những lời tâm
sự, trải lòng mình với người thân, bạn bè.Hy vọng chia sẻ được với
những người cùng cảnh ngộ như mình cùng vượt lên phấn đấu cho cuộc đời
này ngày một tốt đẹp hơn.
Xin đươcgiới thiệu Truyên thơ
“Đi về phía mặt trời” với người thân, bạn thơ và bạn đọc. Mong được sự
cảm thông, chia sẻ niềm tâm sự rất riêng của tác giả. Xin lượng thứ cho
những gì còn khiếm khuyết.
Hà Nội 7-11-2008
Lương Toán
LƠI GIƠI THỊÊU
“ ĐI VỀ PHÍA MẶT TRỜI ”
Nghị lực vượt qua nỗi đau và số phận con người; Một cuộc đời hết lòng vì bổn phận và trách nhiệm với gia đình và xã hội.
Nhà văn-Thiếu tướng Trần văn Phác
Nguyên Bộ trưởng Bộ văn hóa
Nguyên Phó chủ nhiệm ủy ban đối ngoại của Quốc Hội
Nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND
Nguyên Chủ nhiệm Tạp chí Văn nghệ Quân Đội
Nhà thơ Lương Toán được bạn đọc biết đến sau những tập thơ tiêu biểu của tác giả như tuyển tập “Đời và thơ” năm 2007, “Hãy ngủ đi mình” năm 2008, “Chuyện tình Blog” năm 2009. Truyện thơ “Đi về phía mặt trời”như là một hồi ức, tự sự bằng thơ nói về những trải nghiệm cuộc đời tác giả từ khi anh còn là chiến sĩ đến khi trở thành sĩ quan cao cấp, chính ủy của một đơn vị quân đội rồi về hưu với bao éo le của số phận, thăng trầm của cuộc đời.
Lương
Toán vốn là cán bộ chuyên môn kỹ thuật thông tin sau là cán bộ chính
trị trong quân đội, anh không phải là nhà thơ chuyên nghiệp nhưng anh đã
viết báo, làm thơ, viết bài hát cho đơn vị từ rất sớm. Từ năm 1964 anh
đã viết báo và có thơ in trên các báo. Song như anh tâm sự, anh đã bị
bệnh nặng từ hồi còn tuổi thiếu niên, phải thường xuyên đấu tranh, chiến
thắng bệnh tật để tồn tại, vượt lên
không có may mắn và điều kiện để sống hết mình với văn chương, với thơ.
Nhưng chính hoàn cảnh và số phận ấy càng làm cho anh gần với thơ và gắn
bó với thơ hơn. Thơ như là cứu cánh, một điểm tựa để anh vượt lên:
Phải chăng buồn mới làm thơ
Hay mạch đời chảy từng giờ trong ta
Trào ra thành những vần thơ
Dửng dưng chẳng được, thờ ơ chẳng đành…
Anh tưởng cuộc đời và những ước mơ của mình sẽ
bị chôn vùi bởi bệnh tật. Anh đã thốt lên:
Ơi thời niên thiếu của tôi
Bệnh tật kia đã chôn vùi tuổi thơ...
Số phận đã mỉm cười với anh, anh đã trúng nghĩa vụ quân sự đợt đầu của tỉnh Hưng Yên:
Xin tạm biệt đời học sinh
Niềm vui chắp cánh lòng mình bay xa…
Anh hăm hở bước vào cuộc sống của người lính.
Với
gần 2000 câu thơ lục bát, anh đã vẽ lên bao cảnh ngộ và trạng huống của
cuộc đời. Có lúc hừng hực nhiệt tình của người thanh niên chiến thắng
được bệnh tật bước vào quân ngũ:
Cái thời lính trẻ măng tơ
Trái tim rực lửa hồn thơ tràn đầy
Đã yêu, yêu đắm yêu say
Đã vui đi khắp đó đây ngại gì
Cái thời lòng nặng lời thề
Chưa diệt xong giặc, chưa về quê hương...
Anh
đã có những câu thơ rất khái quát, xúc động nói về một thời gian khổ,
hy sinh mà rất đỗi hào hùng, dũng cảm của đồng bào và chiến sĩ ta:
Gác tình riêng nén hờn căm
Cả đất nước đã ra quân lên đường
Những bon chen của đời thường
Đã hòa vào giữa tình thương cộng đồng
Thời “ra ngõ gặp anh hùng”
Cây chông hạt thóc góp cùng chiến công
Đường cày em gái đảm đang
“Năm xung phong”, “Ba sẵn sàng” bên anh...
Từ nay gà trống nuôi con
Việc gia đình, việc cơ quan nặng nề
Để hai con ở lại quê
Hai con theo bố đi về Hà Nam
Lạy mẹ nuôi cháu giúp con
Việc quân, việc nước con còn phải đi...
Đã hai lần trong đời anh phải trăn trở giữa hạnh phúc riêng của mình với gia đình, con cái:
Tìm ai giữa chợ chiều hôm
Cho con tình mẹ, dạy con nên người
Hai lần cha trọn bạn đời
Lần trước vì mẹ, lần này vì con...
Đứng trước sự lựa chọn, bao giờ sự hy sinh nhịn nhường anh cũng nghiêng về phía các con:
Bố nghèo chẳng để bạc vàng
Một đời trận mạc và lòng thương con
Cho con niềm tin sắt son
Những năm đèn sách để con vào đời...
Hai thời kỳ anh phải đảm trách chức năng của người mẹ, người phụ nữ trong gia đình:
Nuôi con tần tảo tháng ngày
Sớm lo việc nước, tối quay việc nhà...
Trong
cuộc đời có nhiều khó khăn, rủi ro, đôi khi ở vào những hoàn cảnh, tình
thế đẩy đến chân tuờng nhưng anh đã giải quyết các mối quan hệ giữa
riêng và chung,có cả thù hận trong họ hàng giòng tộc một cách hợp lý
thắm đượm tình người:
Cứu người phúc đẳng hà sa
Mở cho họ một đường ra làm người...
Những điều mắt thấy, tai nghe
Cái sai vẫn được chở che lộng hành...
...Như cái nhọt đã lâu ngày
Để chắc không được, cắt thời đau đây Quyết định trên đã trao tay
Bao điều tế nhị nói ngay hay đừng...
Giữa tình cảm và trách nhiệm khi phải xử lý, anh đã chọn:
Bên công việc, bên nghĩa tình
Vì trách nhiệm lớn thôi đành lỗi nhauHẹn còn có dịp về sau
Cho ai thấu hiểu thức lâu đêm dài
Còn giữa cái đúng, cái sai
Để mọi người nói rạch ròi phân minh...
Với Lương Toán con người xã hội và
gia đình là một. Trái tim nhiệt tình trong công việc, rộng lượng, vị
tha với mọi người, yêu thương hết lòng vì vợ con, cha mẹ và những người
thân. Đã bao đêm anh trăn trở khi bệnh tật định cướp đi cơ hội sống của
mình:
Vì tôi hiểu bệnh của mình
Đã nặng như thế, chắc đành bó tay
Nghĩ thân đã đến nước này
Tranh thủ cống hiến những ngày thanh niên
“Thép tôi gương sáng Pa ven”
Truyền thêm nghị lực, niềm tin vào đời...
Anh đã có những câu thơ xúc động viết về mẹ:
“Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai”
Câu ca có tựa bao đời
Ru con mẹ hát như soi phận mình...
Với vợ, anh là người chồng thủy chung, tình nghĩa, hai thời kỳ với 10 năm nuôi hai người vợ ốm, hai lần để tang vợ, anh hiểu sâu sắc thế nào là cảnh gà trống nuôi con, người đàn ông đi chợ:
Hai lần tang vợ, trong nhà
Mình vừa làm mẹ, làm cha hai lần...
Anh không thể khóc em đâu
Bởi nước mắt đã cạn sâu trong lòng
Một người đàn ông long đong
Hai đời vợ vẫn ở không một mình...
Anh đã có những giờ phút thủ thỉ như vừa tâm sự, vừa dạy dỗ các con:
Mấy dòng hồi ức thiết tha
Cũng là tâm sự, dặn dò các con
Dù hạnh phúc mới chứa chan
Đừng quên những lúc khó khăn, buồn sầu...
Đừng quên những lúc khó khăn, buồn sầu...
...Đừng khôn để dại một giờ
Đừng vui để lỡ thời cơ cuộc đời...
Với
Lương Toán con người trong đời thường và tác giả văn học là một. Xuyên
suốt trong “Đi về phía mặt trời”các cách ứng xử xã hội và đối mặt với
đời thường anh đã giải quyết một cách hài hòa, trọn vẹn. Trong hoàn cảnh
một thuyền hai bến, nhà có con riêng, con chung gia đình anh vẫn êm ấm.
Báo Phụ nữ Thủ đô, báo Cựu chiến binh Hà nội đã có bài viết về gia đình
anh là một gia đình văn hóa tiêu biểu của Thủ đô.
Thơ Lương Toán không có thủ pháp, cấu trúc gì đặc
biệt chỉ như mạch nước có sẵn trào ra từ thượng nguồn, men theo sông
suối, lạch luồng thấm dần vào trái tim người đọc.Ta có thể bắt gặp những
câu thơ hay, giầu hình ảnh, gần gũi với lối nói dân dã:
Chập chờn cánh én chao nghiêng
Nỗi đau của mỗi cuộc đời
Như còn trong giọt lệ rơi trên mồ…
Hoặc như:
Ngập ngừng trên bước đường quê
Tìm dấu chân mẹ ngày xưa lội đồng
Bờ nào chị tát gầu sòng
Đường nào em đã chạy vòng đuổi trâu...
Do
truyện thơ như một trường ca đề cập đến thời gian khá dài trên Năm mươi
năm từ thời thiếu niên đến giai đoạn gần cuối của cuộc đời tác
giả.Không gian cũng trải rộng trên nhiều vùng miền nên nhiều đoạn còn
dàn trải, chưa tạo được cao trào,kịch tính.Tuy vậy đây vẫn là một tác
phẩm tốt với cách thể hiện rất chân thực như tác giả đã bộc bạch: Con
người và sự việc là nguyên mẫu không có chi tiết nào là hư cấu, ước lệ.
Tác giả đã đấu tranh, giành giật cuộc sống từ cõi chết, từ những rủi ro,
bất hạnh của đời mình để có cuộc sống ổn định, bình thường như bao
người khác,được sống và cống hiến đúng với ý nghĩa của một con người;Và
còn giữ được tâm thế như vậy, còn cống hiến cho đời gần chục tập thơ với
hàng nghìn trang viết thì thật là đáng quí.
Trên đây là những cảm nhận ban đầu với truyện thơ “Đi về phía mặt trời”.Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cùng chia sẻ.
Xin cảm ơn nhà thơ Lương Toán đã tặng tác phẩm khi còn là những trang bản thảo.
Hà Nội - xuân Kỷ Sửu - 2009.
Trần Văn Phác
.......
Cuộc đời sóng gió..
Hay mạch đời chảy từng giờ trong ta
Trào ra thành những vần thơ
Dửng dưng chẳng được,thờ ơ chẳng đành
Thơ là tâm s..