VINH BIỆT VỊ CÁN BỘ LÃO THÀNH CÁCH MẠNG CỦA XÃ NHÀ
BỘ TRƯỞNG - THIẾU TƯỚNG - NHÀ VĂN TRẦN VĂN PHÁC
Tôi vừa đi thăm con cháu, người thân ở thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt, Ban Mê Thuật, Đắc Lắc về Hà Nội; giáo sư,Tiến sĩ Trần Xuân Sầm,Trưởng ban liên lạc hội đồng hương xã Lý Thường Kiệt-Yên Mỹ -Hưng Yên điện báo tin Ông Trần văn Phác,hội viên hội đồng hương xã mình, đã từ trần,lễ viếng được tổ chức từ 08 giờ ngày 4 -9-2012 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội.Ông Sầm còn nhắc tôi điện báo cho bà con quê mình biết , đi viếng ông Phác. Nhận tin dữ, tôi bàng hoàng, thương nhớ,tiếc là không gặp được ông lần nữa.
Trước khi vào miền Nam mấy tháng,tôi cùng Tiến sĩ Trần Xuân Sầm, bạn đồng môn và đồng hương của tôi, vào thăm ông Trần văn Phác và bà Lê Thị Quế Hương , hai ông bà cùng nằm trong bệnh viện trung ương Quân đội 108, trong chế độ gia đình và bệnh viện phải chăm sóc đặc biệt.Ông Phác còn nhận ra tôi và ông Sầm,ông còn nghe được và giao tiếp chậm ,tinh thần còn minh mẫn.Hôm đó tôi đã thông báo cho ông kế hoạch và thời gian xuất bản Truyện thơ Đi về phía mặt trời của tôi, do ông viết lời bình luận-như là một lời nói đầu của mọi tác phẩm.Tôi nói:"Cháu định xuất bản ở nhà xuất bản Quân đội,hoặc ở nhà xuất bản Hội Nhà Văn",Ông bảo "Tác phẩm của anh xuất bản ở hai nhà xuất bản đó đều phù hợp,đều là Nhà xuất bản có uy tín" .Tôi nói,những điều chú góp ý, cháu đã chỉnh, sửa. Ông bắt tay tôi và chúc thành công...Không ngờ , gặp ông lần ấy, lại là lần cuối cùng.
Ông Trần văn Phác sinh ngày 29 tháng 12 năm 1926, ông là lớp cán bộ cách mạng đầu tiên,lãnh đạo cướp chính quyền ở xã Lý Thường Kiệt và cả huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên.Sau ông lên chiến khu Việt Bắc và về Hà Nội đảm trách nhiều cương vị quan trọng của quân đội và Trung ương.Ông là người lính và vị Tướng viết văn,sau là Bộ trưởng Bộ Văn hóa.(Chi tiết mời bạn đọc nghiên cứu tiểu sử của ông qua lễ Quốc tang)
Hồi nhỏ ở quê, tôi chỉ nghe tên ông.Năm 1959 tôi nhập ngũ, đóng quân ở Đồ Sơn,cùng với anh Điều,cháu gọi ông Phác bằng chú, tôi mới có dịp gặp ông.Lần ấy ông xuống nghỉ, hay dự hội nghị gì đặc biệt lắm ...(sau này tôi mới biết, ngay sau những ngày ấy,ông được lệnh vào Trung ương Cục miền Nam-Sau ông có biệt danh là Tướng Tám Trần,là nhà văn Trần Hương Nam).Hôm ấy,vào buổi chiều,tôi cùng anh Điều được đi dạo chơi cùng ông trên bờ biển Đồ Sơn.Hình ảnh của ông,trong mắt tôi như hình ảnh Tru Khơ Rai,nhà cách mạng,anh trai của Pa Ven Cooc Sơ Ghin.Mà Pa Ven đã là thần tượng của tôi từ thời niên thiếu,đến bây giờ.Pa Ven - cuộc đời với chiến công,nghị lực của anh đã là điểm tựa cho tôi vượt lên trong cuộc đời đầy giông bão của tôi sau này.Nên lần gặp Ông Phác ngày ấy,tôi như thấy có gì thiêng liêng, như một duyên nghiệp.Bởi lúc ấy tôi là chú binh nhì 19 tuổi,nhưng đã có ý định viết văn, làm thơ,mong sẽ có những tác phẩm văn học,để lại cho cuộc đời.Tôi gọi ông bằng chú, mẹ tôi và ông là chị em họ.Hôm ấy ông chỉ hỏi thăm chúng tôi về sức khỏe, về bữa ăn có đủ no không,ông không có ý giáo huấn như các bậc cha chú đến thăm con cháu vẫn làm.Nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự tin cậy ở ông với lớp tre.Tôi biết ông,còn qua những câu chuyện kể của ông Đoan,anh ruột của Ông Phác,vì từ năm 1951-1952,tôi trọ học nhờ nhà chú Đoan.Bẵng đi mấy chục năm,tôi có dịp gặp lại ông trong lần đồng hương xã Lý Thường Kiệt gặp mặt đầu xuân tại Hà Nội.Tôi thay mặt Ban liên lạc lên trao quà mừng thọ tuổi 80 cho ông.Sau bữa cơm liên hoan,tôi biếu ông tập thơ ĐỜI VÀ THƠ tôi vừa in ở nhà Xuất bản Lao Đông.Ông đọc lướt qua và khen:Thơ cậu tình cảm,chân thực và rất nhiều hình ảnh...Tôi bối rối trước lời khen của một bậc tiền bối,tôi nói với ông:Cháu chỉ viết những điều cháu trăn trở,cảm nhận...rồi tự nó sẽ ra thơ,chứ cháu chưa qua trường viết văn.Tôi còn giới thiệu với ông bản thảo Truyện Thơ ĐI VỀ PHÍA MẶT TRỜI và mời nhờ ông viết lời giới thiệu tác phẩm.Ông vui vẻ nhận bản thảo.Khoảng 4 tháng sau,ông gọi tôi đến, đưa cho tôi bài viết của ông có tiêu đề:Đi về phía mặt trời:Nghị lực vượt qua nỗi đau và số phận con người;Một cuộc đời hết lòng vì bổn phận và trách nhiệm với gia đình và xã hội.Ông còn ghi vào đầu bản thảo mấy nhận xét:
Anh Lương Toán thân mến
+Tôi đã đọc,nội dung tốt,cách thể hiện chân thực xuyên suốt bản Trường ca(Sau xuất bản ở nhà xuất bản Hội Nhà Văn đổi là Truyện Thơ)
+Tôi có một số ý kiến trong bài giới thiệu và ở cuối trang 14.
Thân
Rồi ông ký tên Văn Phác
Khi đọc lại lời phê và những đoạn chỉnh sửa,góp ý của ông,tôi giật mình,kinh ngạc trước sự minh mẫn,tế nhị của ông.Ông đọc kỹ sửa cả lỗi chính tả,dấu chấm phảy và góp cho tôi nhiều điều.Mà tác phẩm có ngắn đâu,gần 1900 câu thơ Lục bát.Sức làm việc,trí tuệ của ông ,năm ấy ông đã 82 tuổi thật phi thường.Tác phẩm hoàn tất ở nhà xuất bản Hội Nhà văn,lên sách được gần một tháng thì bà Lê Thị Quế Hương qua đời,một tuần sau ông Trần văn Phác cũng theo bà về cõi Phật.Tôi mới ở các tỉnh phía Nam ra, chưa có dịp mang sách đến biếu tặng thì ông bà đã đi xa.Xin nguyện cầu mọi sự an lạc thanh thản cho tâm linh của ông bà.
Ông từng là đại biểu Quốc hội các khóa VIII , IX , X.Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa V ,VI.Từ người nông dân,ông là người lính.Từ người lính,ông trở thành vị tướng,rồi là nhà báo,nhà văn, nhà văn hóa, nhà chính trị.Tuy ở nhiều cương vị trọng yếu,nhưng về đời thường,ông vẫn là người công dân gương mẫu của khối phố,người ông, người chú, bác đức độ,khoan dung với họ hàng con cháu...Ông còn là hội viên lão thành,khả kính của Hội đồng hương Tỉnh Hưng Yên,Xã Lý Thường Kiệt tại hà Nội.Trong toàn bộ cuộc đời,Ông là một nhân cách lớn,Từ người viết vừa có bút pháp cụ thể ,chi tiêt,lại rất khái lược của một nhà báo;vừa có sự uyển chuyển,tài hoa,linh hoạt của một nhà văn và hơn nữa ông là người lính ngoài mặt trận-Vị Tướng viết văn.
Trong tác phẩm "Không còn con đường nào khác" viết về bà Tướng của Quân đội và Tướng của đội quân tóc dài-Nguyễn Thị Định ông lấy bút danh là Trần Hương Nam.Trần là Tám Trần,biệt danh của ông lúc ở Trung ương cục miền Nam, sau mọi người quen gọi Tướng Tám Trần.Hương là tên người vợ yêu quí của ông-bà Lê thị Quế Hương.Nam,là tên người con gái út của ông .Chỉ một cái tên,bút danh trong một tác phẩm văn học đã phần nào nói lên tình cảm,niềm tin của ông với gia đình và xã hội,gắn bó giữa riêng và chung.Còn nhiều điều để nói về ông, nhưng trong khuôn khổ bài viết của một người cháu, người đông hương, người học trò nhỏ về sự nghiệp văn chương mà ông là người thày đầu tiên, người thày lớn...Xin được dừng ở đây, như nén nhang của lòng thành kính của cháu,của bà con cô bác thôn Tử Dương, bà con cô bác của xã Lý Thường Kiệt dâng lên ông,kính cẩn trước vong linh ông.Cầu chúc ông thanh thản nơi cõi Bông lai Tiên cảnh.
Sau đây là một vài hình ảnh về ông ít ỏi mà tôi còn giữ được:
Nhà văn Thiếu Tướng Trần văn Phác
Ông Trần Văn Phác cùng vợ Lê Thị Quế Hương
Ảnh ngày mới cưới
Cụ Trần văn Phác cùng Nhà thơ Lương Toán TM BLL
Đón phái đoàn của lãnh đạo,Chính quyền Xã ra chúc
tết bà con xã nhà tại Hà Nội
Ông Trần Xuân Sầm trưởng BLL chúc tết bà con
chúc tết các đ/c lãnh đạo xã,chúc thọ các cụ cao niên
BỘ TRƯỞNG - THIẾU TƯỚNG - NHÀ VĂN TRẦN VĂN PHÁC
Tôi vừa đi thăm con cháu, người thân ở thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt, Ban Mê Thuật, Đắc Lắc về Hà Nội; giáo sư,Tiến sĩ Trần Xuân Sầm,Trưởng ban liên lạc hội đồng hương xã Lý Thường Kiệt-Yên Mỹ -Hưng Yên điện báo tin Ông Trần văn Phác,hội viên hội đồng hương xã mình, đã từ trần,lễ viếng được tổ chức từ 08 giờ ngày 4 -9-2012 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội.Ông Sầm còn nhắc tôi điện báo cho bà con quê mình biết , đi viếng ông Phác. Nhận tin dữ, tôi bàng hoàng, thương nhớ,tiếc là không gặp được ông lần nữa.
Trước khi vào miền Nam mấy tháng,tôi cùng Tiến sĩ Trần Xuân Sầm, bạn đồng môn và đồng hương của tôi, vào thăm ông Trần văn Phác và bà Lê Thị Quế Hương , hai ông bà cùng nằm trong bệnh viện trung ương Quân đội 108, trong chế độ gia đình và bệnh viện phải chăm sóc đặc biệt.Ông Phác còn nhận ra tôi và ông Sầm,ông còn nghe được và giao tiếp chậm ,tinh thần còn minh mẫn.Hôm đó tôi đã thông báo cho ông kế hoạch và thời gian xuất bản Truyện thơ Đi về phía mặt trời của tôi, do ông viết lời bình luận-như là một lời nói đầu của mọi tác phẩm.Tôi nói:"Cháu định xuất bản ở nhà xuất bản Quân đội,hoặc ở nhà xuất bản Hội Nhà Văn",Ông bảo "Tác phẩm của anh xuất bản ở hai nhà xuất bản đó đều phù hợp,đều là Nhà xuất bản có uy tín" .Tôi nói,những điều chú góp ý, cháu đã chỉnh, sửa. Ông bắt tay tôi và chúc thành công...Không ngờ , gặp ông lần ấy, lại là lần cuối cùng.
Ông Trần văn Phác sinh ngày 29 tháng 12 năm 1926, ông là lớp cán bộ cách mạng đầu tiên,lãnh đạo cướp chính quyền ở xã Lý Thường Kiệt và cả huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên.Sau ông lên chiến khu Việt Bắc và về Hà Nội đảm trách nhiều cương vị quan trọng của quân đội và Trung ương.Ông là người lính và vị Tướng viết văn,sau là Bộ trưởng Bộ Văn hóa.(Chi tiết mời bạn đọc nghiên cứu tiểu sử của ông qua lễ Quốc tang)
Hồi nhỏ ở quê, tôi chỉ nghe tên ông.Năm 1959 tôi nhập ngũ, đóng quân ở Đồ Sơn,cùng với anh Điều,cháu gọi ông Phác bằng chú, tôi mới có dịp gặp ông.Lần ấy ông xuống nghỉ, hay dự hội nghị gì đặc biệt lắm ...(sau này tôi mới biết, ngay sau những ngày ấy,ông được lệnh vào Trung ương Cục miền Nam-Sau ông có biệt danh là Tướng Tám Trần,là nhà văn Trần Hương Nam).Hôm ấy,vào buổi chiều,tôi cùng anh Điều được đi dạo chơi cùng ông trên bờ biển Đồ Sơn.Hình ảnh của ông,trong mắt tôi như hình ảnh Tru Khơ Rai,nhà cách mạng,anh trai của Pa Ven Cooc Sơ Ghin.Mà Pa Ven đã là thần tượng của tôi từ thời niên thiếu,đến bây giờ.Pa Ven - cuộc đời với chiến công,nghị lực của anh đã là điểm tựa cho tôi vượt lên trong cuộc đời đầy giông bão của tôi sau này.Nên lần gặp Ông Phác ngày ấy,tôi như thấy có gì thiêng liêng, như một duyên nghiệp.Bởi lúc ấy tôi là chú binh nhì 19 tuổi,nhưng đã có ý định viết văn, làm thơ,mong sẽ có những tác phẩm văn học,để lại cho cuộc đời.Tôi gọi ông bằng chú, mẹ tôi và ông là chị em họ.Hôm ấy ông chỉ hỏi thăm chúng tôi về sức khỏe, về bữa ăn có đủ no không,ông không có ý giáo huấn như các bậc cha chú đến thăm con cháu vẫn làm.Nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự tin cậy ở ông với lớp tre.Tôi biết ông,còn qua những câu chuyện kể của ông Đoan,anh ruột của Ông Phác,vì từ năm 1951-1952,tôi trọ học nhờ nhà chú Đoan.Bẵng đi mấy chục năm,tôi có dịp gặp lại ông trong lần đồng hương xã Lý Thường Kiệt gặp mặt đầu xuân tại Hà Nội.Tôi thay mặt Ban liên lạc lên trao quà mừng thọ tuổi 80 cho ông.Sau bữa cơm liên hoan,tôi biếu ông tập thơ ĐỜI VÀ THƠ tôi vừa in ở nhà Xuất bản Lao Đông.Ông đọc lướt qua và khen:Thơ cậu tình cảm,chân thực và rất nhiều hình ảnh...Tôi bối rối trước lời khen của một bậc tiền bối,tôi nói với ông:Cháu chỉ viết những điều cháu trăn trở,cảm nhận...rồi tự nó sẽ ra thơ,chứ cháu chưa qua trường viết văn.Tôi còn giới thiệu với ông bản thảo Truyện Thơ ĐI VỀ PHÍA MẶT TRỜI và mời nhờ ông viết lời giới thiệu tác phẩm.Ông vui vẻ nhận bản thảo.Khoảng 4 tháng sau,ông gọi tôi đến, đưa cho tôi bài viết của ông có tiêu đề:Đi về phía mặt trời:Nghị lực vượt qua nỗi đau và số phận con người;Một cuộc đời hết lòng vì bổn phận và trách nhiệm với gia đình và xã hội.Ông còn ghi vào đầu bản thảo mấy nhận xét:
Anh Lương Toán thân mến
+Tôi đã đọc,nội dung tốt,cách thể hiện chân thực xuyên suốt bản Trường ca(Sau xuất bản ở nhà xuất bản Hội Nhà Văn đổi là Truyện Thơ)
+Tôi có một số ý kiến trong bài giới thiệu và ở cuối trang 14.
Thân
Rồi ông ký tên Văn Phác
Khi đọc lại lời phê và những đoạn chỉnh sửa,góp ý của ông,tôi giật mình,kinh ngạc trước sự minh mẫn,tế nhị của ông.Ông đọc kỹ sửa cả lỗi chính tả,dấu chấm phảy và góp cho tôi nhiều điều.Mà tác phẩm có ngắn đâu,gần 1900 câu thơ Lục bát.Sức làm việc,trí tuệ của ông ,năm ấy ông đã 82 tuổi thật phi thường.Tác phẩm hoàn tất ở nhà xuất bản Hội Nhà văn,lên sách được gần một tháng thì bà Lê Thị Quế Hương qua đời,một tuần sau ông Trần văn Phác cũng theo bà về cõi Phật.Tôi mới ở các tỉnh phía Nam ra, chưa có dịp mang sách đến biếu tặng thì ông bà đã đi xa.Xin nguyện cầu mọi sự an lạc thanh thản cho tâm linh của ông bà.
Ông từng là đại biểu Quốc hội các khóa VIII , IX , X.Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa V ,VI.Từ người nông dân,ông là người lính.Từ người lính,ông trở thành vị tướng,rồi là nhà báo,nhà văn, nhà văn hóa, nhà chính trị.Tuy ở nhiều cương vị trọng yếu,nhưng về đời thường,ông vẫn là người công dân gương mẫu của khối phố,người ông, người chú, bác đức độ,khoan dung với họ hàng con cháu...Ông còn là hội viên lão thành,khả kính của Hội đồng hương Tỉnh Hưng Yên,Xã Lý Thường Kiệt tại hà Nội.Trong toàn bộ cuộc đời,Ông là một nhân cách lớn,Từ người viết vừa có bút pháp cụ thể ,chi tiêt,lại rất khái lược của một nhà báo;vừa có sự uyển chuyển,tài hoa,linh hoạt của một nhà văn và hơn nữa ông là người lính ngoài mặt trận-Vị Tướng viết văn.
Trong tác phẩm "Không còn con đường nào khác" viết về bà Tướng của Quân đội và Tướng của đội quân tóc dài-Nguyễn Thị Định ông lấy bút danh là Trần Hương Nam.Trần là Tám Trần,biệt danh của ông lúc ở Trung ương cục miền Nam, sau mọi người quen gọi Tướng Tám Trần.Hương là tên người vợ yêu quí của ông-bà Lê thị Quế Hương.Nam,là tên người con gái út của ông .Chỉ một cái tên,bút danh trong một tác phẩm văn học đã phần nào nói lên tình cảm,niềm tin của ông với gia đình và xã hội,gắn bó giữa riêng và chung.Còn nhiều điều để nói về ông, nhưng trong khuôn khổ bài viết của một người cháu, người đông hương, người học trò nhỏ về sự nghiệp văn chương mà ông là người thày đầu tiên, người thày lớn...Xin được dừng ở đây, như nén nhang của lòng thành kính của cháu,của bà con cô bác thôn Tử Dương, bà con cô bác của xã Lý Thường Kiệt dâng lên ông,kính cẩn trước vong linh ông.Cầu chúc ông thanh thản nơi cõi Bông lai Tiên cảnh.
Sau đây là một vài hình ảnh về ông ít ỏi mà tôi còn giữ được:
Nhà văn Thiếu Tướng Trần văn Phác
Ông Trần Văn Phác cùng vợ Lê Thị Quế Hương
Ảnh ngày mới cưới
Cụ Trần văn Phác cùng Nhà thơ Lương Toán TM BLL
Đón phái đoàn của lãnh đạo,Chính quyền Xã ra chúc
tết bà con xã nhà tại Hà Nội
Ông Trần Xuân Sầm trưởng BLL chúc tết bà con
chúc tết các đ/c lãnh đạo xã,chúc thọ các cụ cao niên
Anh viết thơ nữa đi cho mọi người thưởng thức
Anh lúc này chắc bận nên không thấy sang em chơi nh..