Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

VIẾT NHÂN NGÀY PHỤ NỮ VIÊT NAM


HÃY LÀ HOA CHO ĐỜI THÊM VỊ NGỌT

      Phụ nữ là đề tài muôn thuở cho văn chương, hội họa, thi ca.Người ta luôn coi phụ nữ là phái đẹp, phái yếu, là liễu yếu,đào tơ.Trong chế độ phong kiến, phụ nữ chỉ được coi là người nội trợ, người của gia đình,còn mọi việc triều chính, việc xã hội đều do nam giới đảm nhận.Chắc ai cũng nhớ đoạn thơ sau:
Con ơi muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa...
Gái thì giúp việc trong nhà
Khi vào canh cửi,khi ra thêu thùa...
     Người phụ bị trói buộc vào khuôn phép của của giáo lý Tam tòng :Tại gia tòng phụ,xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, nghĩa là : Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con...Ở một số vùng thiểu số trước đây, khi người chồng chết, người vợ phải lấy anh hoặc em của người chồng, nếu không có anh và em, phải ở lại nhà chồng,sống với bố chồng...nghĩa là chồng chết,không được ra khỏi nhà chồng...Người xưa thường quan niệm:Nhất nam viết hữu,thập nữ viết vô...Nghĩa là có mười người con gái, vẫn coi như chưa có con, chỉ cần có một con trai,cũng đã có, coi như là đủ. Trong gia đình và ngoài xã hội,người phụ nữ chỉ như là cái bóng của người chồng, người đàn ông.Vì thế sinh thời nữ sĩ Hồ Xuân Hương từng ước ao: Ví đây đổi phận làm trai được...!
     Thực ra nhiều phụ nữ rất giỏi giang, tiêu biểu như Bà Trưng,Bà Triệu,Đô đốc Bùi Thị Xuân, Nguyên phi Ỷ Lan,Hồ Xuân Hương,Đoàn Thị Điểm, kể ra không hết...Còn những đấng nam nhi, nhiều người cũng vô tích sự, cả trong gia đình và xã hội,cũng "chẳng có danh gì với núi sông"...
    Từ Cách mạng tháng Tám, phụ nữ Việt Nam bước sang một trang mới,nhiều chị em đã vào đội quân cách mạng,dành chính quyền từ tay giặc, rồi tham gia vào cuộc trường kỳ kháng chiến, giải phóng Điện Biên ; Sau này cả phụ nữ miền Nam, phụ nữ miền Bắc tham gia vào cuộc chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược...làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng...Tên tuổi những phụ nữ anh hùng như Nguyện thị Minh Khai, Nguyễn thị Định,Nguyễn thị Bình,Nguyễn thị Chiên,Trần Thị Lý,Võ thị Thắng...và nhiều nữ liệt sĩ,chiến sĩ anh hùng khác...đã làm rạng dạng danh cho phụ nữ Việt Nam.
    Ngày nay, trong thời đại mới, nhiều chị em phụ nữ vẫn nối tiếp truyền thống của các bà, các mẹ, các chị...Vẫn biểu hiện được đầy đủ nét đẹp về Công Dung Ngôn Hạnh...mà tiêu chí người phụ nữ thời xưa đòi hỏi.Tiêu chí đó vẫn còn nguyên giá trị, mà người phụ nữ mới cần phải có.Ngày xưa các cụ thường dạy con cháu phải tu dưỡng theo Tứ đức là : Công, Dung, Ngôn, Hạnh.Ý nghĩa của những đức tính đó là :
 1- Công : Nghĩa là việc làm, khả năng lao động và nghề nghiệp.Người con gái phải học,để có một nghề, có thể nuôi sống mình và góp phần nuôi con và gia đình.Người con gái không thể chỉ ở nhà ăn bám chồng,hoặc dựa dẫm vào người khác.
2-Dung : Người con gái phải biết chăm chút cho nhan sắc của mình. Phải chú ý đến cách ăn vận khi đi ra ngoài,khi tiếp xúc với người khác...Ngày nay, người ta cũng nói : Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp.
3-Ngôn : Người phụ nữ nói năng phải dịu dàng, đúng mức,ý tứ.Các cụ thường dạy : Lời nói không mất tiền mua / Liệu lời mà nói,cho vừa lòng nhau.
4- Hạnh : là đức hạnh, nết na...Trên kính,dưới nhường.Tuân thủ những nét đẹp về thuần phong,mỹ tục dù khi ở trong gia đình hay ra ngòai xã hội...
      Ngày nay, khi ra đường ta thường gặp được những người phụ nữ mặt đẹp như hoa,luôn giữ được nụ cười trên môi khi giao tiếp, khi nói chuyện.Nhưng ta thấy không ít những phụ nữ,thậm chí những cô gái còn rất trẻ, nói năng thiếu ý tứ,tục tĩu,ăn mặc hở hang,phản cảm...Thời trước cụ Trần Tế Xương có lúc đã phải kêu lên vì con cháu học đòi sống theo kiểu Tây : ỐI cụ Hồng ơi phù hộ với / Không thì con cháu hóa ra lai (Tây lai)...Ngày nay con cháu mình Tây hóa, mất gốc còn hơn thời kỳ mà cụ Tú Xương kêu nhiều...Xem ra tứ đức Côn Dung Ngôn Hạnh ...vẫn cần gia đình, nhà trường,xã hội...nhắc nhớ và dạy con cháu nhiều hơn nữa, để những người Phụ nữ Việt nam mãi là những bông hoa đẹp của mọi nhà, của cả xã hội...và đẹp mãi trong mắt người yêu thương của mình.
     Tâm lý chung của những người đàn ông là thích ngắm bông hồng đẹp, nhưng lại sợ gai của cành hồng quá sắc.Muốn người phụ nữ duyên dáng,dịu dàng...e lệ như những nhành liễu ven hồ để che chở,bao bọc...Người phụ nữ dù thành đạt ngòai xã hội,trong thương trường...Khi về nhà vẫn là người con, người mẹ, người vợ...Người giữ lửa cho mái ấm một gia đình.Nếu không hiểu điều đó, không giải quyết hài hòa mối qua hệ đó...Sẽ là không trọn vẹn, lúc ấy chị em sẽ đánh mất mình...Thật tiếc cho những người phụ nữ...Có khi rất thành đạt ở nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn cảm thấy trống vắng,cô đơn, thiếu một mái ấm gia đình thực sự...
    Chúc cho chị em mọi người đều thành đạt và hạnh phúc như những gì mình mong muốn và đang có.
    Nhân ngày 20 tháng 10 Trai Hanoi,xin tặng chị em bài thơ rất hay mà mình nhớ được khi đọc tác phẩm Rừng thẳm tuyết dầy, từ năm 20 tuổi:
Ta ca người phụ nữ
Những người mẹ hiền từ
Cả thế giới nương nhờ
Dưới hai bàu vú sữa...
Trời không ánh sáng hoa nào nở
Dạ vắng yêu thương,cảnh những sầu
Đời thiếu mẹ hiền,không phụ nữ
Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu?...
Riêng với em, người anh yêu, xin em hãy:
Là hoa cho đời anh dịu ngọt
Là men cho tình anh say đắm
Là nỗi niềm cho anh sẻ chia
Là ngọn lửa ấm khi lòng anh giá lạnh...





Photobucket



















1 nhận xét:

  1. Trai Hanoi mới chuyển nhà về đây...Mời các ban đến chơi cùng chí sẻ,tâm sư nhé.

    Trả lờiXóa